Chiến dịch lịch sử trong ký ức của một cựu binh

(Baohatinh.vn) - Tròn 42 năm non sông thu về một mối, trong tâm trí của ông Nguyễn Đăng Ngô (xã Đồng Lộc, Can Lộc) vẫn đầy ắp cảm xúc, niềm tự hào về những năm tháng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

chien dich lich su trong ky uc cua mot cuu binh

Cựu chiến binh Nguyễn Đăng Ngô (ngoài cùng bên phải) cùng đồng đội chiến đấu dâng hương và chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

Cuối năm 1974, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt, Nguyễn Đăng Ngô lên đường nhập ngũ khi vừa tốt nghiệp cấp III. Chưa đầy 4 tháng tuổi quân, binh nhất Nguyễn Đăng Ngô cùng đồng đội bước vào trận đánh mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. “Trong sâu thẳm ký ức, tôi không bao giờ quên những tháng ngày máu lửa nhưng cũng sục sôi khí thế hào hùng, tinh thần tiến công cách mạng với mục tiêu đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào, thu non sông về một mối” - ông Nguyễn Đăng Ngô chia sẻ.

Đối với chiến sỹ Nguyễn Đăng Ngô, hơn 20 ngày đêm tham gia chiến dịch (từ ngày 9 - 30/4) là cả một pho tư liệu quý giá về những mất mát, hy sinh nhưng oanh liệt, hào hùng với những chiến công hiển hách và thấm đẫm nghĩa tình đồng đội. Ngay trận mở màn (5h40’ sáng 9/4), trong màn đạn xối xả của kẻ thù, được tiểu đội phân công giữ khẩu trung liên, ông xung phong vào trận địa, xóa sổ 2 ổ đại liên, tiêu diệt 7 tên giặc. Trong 1 giờ đồng hồ tiếp theo, ông tiêu diệt được nhiều cụm hỏa lực của địch, bắn chết thêm 5 tên địch. Cũng trong ngày, ông trực tiếp cứu 18 dân thường ra khỏi trận địa an toàn; vận chuyển nhiều thương binh ra hậu tuyến…

Tính từ thời điểm mở màn chiến dịch đến ngày toàn thắng, Nguyễn Đăng Ngô đã tiêu diệt 59 tên địch; phá hủy 3 ổ đại liên; thu nhiều vũ khí của địch. Ông cũng tham gia bảo vệ nhiều thương binh nặng, cứu nhiều dân thường ra khỏi trận địa ác liệt; tổ chức bảo vệ các “mạn sườn” và các tuyến hiểm yếu của mặt trận để tạo điều kiện cho đồng đội lập công. Tổng kết chiến dịch, ông được các cấp từ cơ sở đến sư đoàn tôn vinh và được chọn báo cáo điển hình tại các đại hội thi đua quyết thắng; được Hội đồng Cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng 2 Huân chương Chiến công (hạng Hai và Ba), Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Ba, Huy chương Kháng chiến hạng Nhì và nhiều danh hiệu cao quý khác…

“Chiến dịch hoàn toàn thắng lợi, cảm xúc lúc đó của tôi không thể diễn tả hết bằng lời. Niềm vui vỡ òa trong ánh mắt mỗi chiến sỹ, mỗi người dân và từng con đường, góc phố, từng công sở, xí nghiệp, trường học. Ngay sau khi tiếp quản Sài Gòn, chúng tôi còn phải tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ quân quản - tham gia bảo vệ thành phố; tiếp quản những gì còn lại để xây dựng thành phố to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” - CCB Nguyễn Đăng Ngô cho biết.

Năm 1978, tốt nghiệp loại giỏi Trường Sỹ quan lục quân I Hà Sơn Bình sau 2 năm học tập, do sức khỏe yếu, thương binh Nguyễn Đăng Ngô xuất ngũ trở về địa phương, lập gia đình và tham gia hoạt động phong trào. Là bí thư đoàn xã, bí thư chi bộ, trưởng thôn…, ở cương vị nào ông cũng phát huy được bản chất anh bộ đội Cụ Hồ; gương mẫu đi đầu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Là một chủ trang trại có tiếng tại địa phương, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, ông luôn quan tâm chăm lo, giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo về cây giống, chuyển giao kỹ thuật sản xuất.

Nói về thương binh Nguyễn Đăng Ngô, ông Phạm Tiến Thích - Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Can Lộc tự hào: “Đồng chí Ngô là một chiến sỹ anh dũng, kiên trung, lập được nhiều chiến công hiển hách và hết lòng vì đồng đội, đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; là một CCB - thương binh gương mẫu trong cuộc sống, tiên phong trong lao động, sản xuất và trong phong trào công tác hội, xứng đáng với truyền thống bộ đội Cụ Hồ…”.

“Điều mà mỗi CCB huyện nhà mong muốn và trăn trở là, mặc dù đã làm hồ sơ đề nghị trong nhiều năm qua, nhưng hiện tại, đồng chí Ngô vẫn chưa được xét tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Hy vọng, Đảng và Nhà nước sẽ sớm xét duyệt và trao tặng danh hiệu cao quý này để xứng đáng với những cống hiến to lớn của đồng chí trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước” - ông Thích bày tỏ.

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.