Quy mô nhỏ do dịch Covid-19, lễ hội Thạt Luổng Lào vẫn vẹn nguyên giá trị

(Baohatinh.vn) - Lễ hội Thạt Luổng là lễ hội tôn giáo lớn nhất, mang ý nghĩa đậm nét văn hoá của quốc gia Lào.

Quy mô nhỏ do dịch Covid-19, lễ hội Thạt Luổng Lào vẫn vẹn nguyên giá trị

Các nhà sư vừa đi vừa tụng kinh quanh Thạt Luổng. (Ảnh VOV)

Lễ hội Thạt Luổng năm 2020 được cử hành từ ngày 29 - 31/10 tại Thủ đô Viêng Chăn. Lễ hội thu hút hàng vạn người dân trên khắp mọi miền, kiều bào Lào ở nước ngoài và khách quốc tế tham gia. Năm nay, lễ hội được tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành nên nhiều hoạt động nghi lễ được cắt giảm.

Tọa lạc trên khu đất cao rộng và bằng phẳng giữa trung tâm Thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng (tháp lớn) là ngôi tháp to và đẹp nhất nước Lào; là biểu tượng văn hoá tiêu biểu của dât tộc Lào. Tháp được xây dựng vào thế kỷ XVI. Tháp có màu vàng sáng rực với tháp chính cao 45m, xung quanh còn có 30 tháp nhỏ. Trên các ngọn tháp đều được đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của đức Phật. Hàng năm, người Lào tổ chức lễ hội Thạt Luổng kéo dài một tuần nhưng năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên lễ hội chỉ diễn ra trong 3 ngày và cắt bỏ để một số hoạt động để phù hợp với bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Bắt đầu từ tối 29/10, hàng ngàn người dân trên khắp các tỉnh đã hành hương về trung tâm thủ đô để thắp nến cầu phật. Sáng 30/10, mỗi phật tử ôm một chiếc au đựng lễ vật và tiền lẻ dâng lên nhà chùa gọi là “xày bạt”. Nhiều phật tử còn trải chiếu giữa khuôn viên sân tháp chắp tay hướng về phía tháp cầu nguyện cho sức khỏe, gia đình hạnh phúc, quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa.

Quy mô nhỏ do dịch Covid-19, lễ hội Thạt Luổng Lào vẫn vẹn nguyên giá trị

Đoàn phật tử rước mô hình làm bằng sáp ong tới Thạt Luổng.

Đặc biệt, các đoàn phật tử đến từ các quận, huyện của Thủ đô Viêng chăn rước ngọn tháp làm bằng sáp (gọi là Phạ Sạt Phơng) từ chùa Mẹ mang tên “Xỉ Mương” tới Thạt Luổng.

Tháp rước là mô hình làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Khi đến Thạt Luổng, các đoàn rước đi vòng quanh tháp ba vòng Thạt Luổng rồi dừng lại ở hậu sảnh để sư thầy tiếp nhận lễ vật.

Điểm nổi bật nhất trong lễ hội là trò đấu vật truyền thống, gọi là “Tikhi”, gồm hai phe. Trong đó, phe áo đỏ tượng trưng cho quan chức và phe áo trắng là nông dân.

Theo tín ngưỡng dân gian Lào, nếu phe quan chức thắng thì đất nước sẽ khó được yên, mùa màng thất bát, người dân nghèo đói túng thiếu. Chính vì thế, năm nào phe quan chức cũng thua. Trò chơi dân gian này còn mang ý nghĩa trọng dân.

Quy mô nhỏ do dịch Covid-19, lễ hội Thạt Luổng Lào vẫn vẹn nguyên giá trị

Đoàn rước tháp đi 3 vòng quanh Thạt Luổng.

Ông Khăm-phởi Keo-kin-na-ly, quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho biết, tham gia lễ hội Thát Luổng, mỗi người đến lễ hội đều tự nguyện, bằng niềm tin và tín ngưỡng dân gian dân tộc Lào mà đời đời không ai có thể quên.

Đêm cuối của lễ hội diễn ra vào tối qua (31/10), hàng ngàn phật tử đã tham gia rước nến đi vòng quanh khuôn viên Thạt Luổng. Trong ánh sáng lung linh của nến, trong ngào ngạt hương hoa và không khí thiêng liêng, thành kính bên Thạt Luổng, mọi người vừa đi, vừa cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất cho bản thân, gia đình; mong cho xứ sở Triệu Voi luôn yên bình, thịnh vượng.

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.
Nhiều trẻ em tử vong do không thể rời khỏi Gaza

Nhiều trẻ em tử vong do không thể rời khỏi Gaza

Các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) cho biết trẻ em tại Dải Gaza đang chết trong đau đớn vì thiếu các hoạt động cấp cứu trong bối cảnh chính quyền Israel ngày càng ít chấp thuận sơ tán y tế cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này này sau khi đóng cửa khẩu Rafah.