Rocket chống ngầm tàu Petya Việt Nam vừa bắn mạnh thế nào?

Theo báo Hải quân Việt Nam, Tàu 11 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, kết quả kiểm tra 100% đạt yêu cầu, có trên 85% khá, giỏi; 100% các bài bắn đạt kết quả giỏi và đơn vị bảo đảm an toàn tuyệt đối. Tàu 11 tiếp tục được tặng Cờ thưởng “Đơn vị huấn luyện giỏi”.

Được biết tàu 11 là một chiến hạm săn ngầm thuộc lớp Petya III (Dự án 159 AE) do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam vào tháng 12/1978, cùng đợt trên còn có cả tàu 09. Đến tháng 12/1983, Việt Nam nhận thêm 3 tàu săn ngầm số hiệu 13, 15 và 17 thuộc lớp Petya II (Dự án 159A).

Trước khi tiếp nhận cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai có khả năng săn ngầm thì Petya II/III là lớp chiến hạm duy nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam có khả năng tác chiến chống ngầm thực sự.

rocket chong ngam tau petya viet nam vua ban manh the nao

Tàu 11 trong đội hình biên đội cơ động ra tuyến bắn. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam

Tàu 11 - lớp Petya II có lượng giãn nước 1.110 tấn, với chiều dài 82,3 m, chiều rộng 9,2 m. Tàu được trang bị 2 động cơ turbine khí và 1 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 29 - 32 hải lý/h, thời gian hoạt động trên biển liên tục 10 ngày.

Về vũ khí mặt nước, tàu có hai ụ pháo AK-726 2 nòng 76,2 mm ở mũi tàu và đuôi cùng hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B, pháo có tốc độ bắn 45 phát/phút, tầm bắn xa nhất 18,3 km, có khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không ở độ cao từ 500 - 6.000 m bay với tốc độ 350 - 650 m/s.

Trong tác chiến chống tàu ngầm, Petya II được trang bị giàn thả bom chìm BB-1 ở đuôi tàu, 2 giàn phóng rocket chống ngầm RBU-2500 (sử dụng bom chìm RGB-25) với hệ thống điều khiển Burya và 1 giàn phóng ngư lôi SET-53M cỡ 533 mm.

rocket chong ngam tau petya viet nam vua ban manh the nao

Tàu 11 thực hành bắn đạn rocket chống ngầm. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam

Trong bức ảnh trên, tàu 11 lớp Petya III đã phóng đạn rocket RGB-25 thuộc tổ hợp RBU-2500. Rocket chống ngầm (bom phản lực chống ngầm) RGB-25 có trọng lượng 84 kg (mang đầu đạn 25 kg thuốc nổ), tầm bắn 500 - 2.500 m, độ sâu lớn nhất 350 m.

So sánh với hệ thống rocket RBU-6000 trên các tàu Petya II sử dụng RGB-60 nặng 110 kg, lắp đầu đạn nặng 25 kg, tầm bắn 350 - 5.800 m, xuyên sâu xuống mặt nước tối đa 500 m.

Nhìn chung tính năng kỹ chiến thuật của RBU-6000 với đạn RGB-60 nhỉnh hơn RBU-2500 với đạn RGB-25 ở tầm bắn và độ sâu tác chiến, tuy nhiên đạn RGB-25 vẫn đủ khả năng tiêu diệt hầu như mọi tàu ngầm diesel-điện hiện tại và trong tương lai gần.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.