Rối loạn dinh dưỡng biểu hiện trên gương mặt

Không chỉ y học phương Đông, mà ngay cả những nghiên cứu của y học phương Tây cũng khẳng định, căn cứ vào những biểu hiện trên khuôn mặt có thể biết được những thành phần nào đang bị lạm dụng quá mức, có thể gây nguy hại cho cơ thể.

Rối loạn dinh dưỡng biểu hiện trên gương mặt ảnh 1
Ảnh minh họa từ internet

Biểu hiện trên gương mặt của người uống rượu nhiều

Những mẩn đỏ và quầng đỏ quanh má cùng các nếp hằn sâu trên da quanh vùng mắt có thể cho thấy bạn có thường xuyên uống rượu hay không. Những chấm đỏ trên da, ửng đỏ da ở má hoặc bị khô, vùng da mũi bị mẩn đỏ... là những dấu hiệu trên gương mặt một người hay uống rượu. Đây cũng là những biểu hiện mà chất cồn có thể gây ra cho phụ nữ khi uống rượu thường xuyên. Vùng da nhăn và đường da bị gấp nếp chạy dọc từ mũi xuống tới miệng có thể biến mất và da căng sáng trở lại ngay sau khi ngừng uống rượu.

Nguyên nhân được lý giải là do lượng cồn đưa vào cơ thể thường xuyên đã gây ra phản ứng dehydrate hóa trên da, đồng thời phá hủy protein collagen trên da khiến da bị khô và làm xấu da, khiến cho các nếp nhăn, các nốt sần và lão hóa hiện rõ trên da mặt.

Theo Đông y, khi xem tướng mặt người bệnh, căn cứ vào các biểu hiện trên khoảng cách giữa hai mắt có thể đoán được tình trạng bệnh lý liên quan đến gan. Theo đó, các dấu hiệu như vệt đỏ hằn sâu giữa lông mày báo hiệu gan đang bị tấn công và hủy hoại bởi chất cồn.

Các phản ứng trên da sau khi uống rượu được lý giải là do chất cồn đã hạn chế hoạt động của các enzym trong cơ thể được sử dụng để chống lại quá trình nhiễm khuẩn và hủy hoại da. Chỉ cần một vài cốc rượu có thể cung cấp đủ lượng cồn cho phép quá trình nhiễm khuẩn diễn ra, kết quả là gây ửng đỏ các vùng da nhạy cảm ở vùng má, mũi. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ để lại hậu quả là gan và các chức năng khác trong cơ thể bị phá hủy.

Gương mặt của người lạm dụng đồ ngọt

Các đường nét hiện rõ và nếp nhăn xuất hiện trên vùng da trán, da vùng mắt bị sụt gây ra sự hốc hác trên gương mặt, hay tình trạng xuất hiện mụn khắp mặt kèm theo sưng tấy, da mỏng, nhão... là những biểu hiện điển hình trên gương mặt một người lạm dụng đồ ngọt.

Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết, chế độ ăn với nhiều đường, chất carbon hydrat như bánh ngọt, tinh bột và những thành phần dễ chuyển hóa thành đường trong cơ thể và chính là thủ phạm thúc đẩy xuất hiện phản ứng hóa học glycation - vốn là phản ứng xảy ra khi các phân tử gluco vượt quá giới hạn cho phép và tấn công các protein collagen, khiến các sợi collagen bị xơ cứng, kém linh hoạt. Hậu quả là da kém căng mịn, thiếu độ đàn hồi, nhiều vùng da bị lún xuống, các nếp nhăn hiện rõ trên khuôn mặt.

Ngoài ra, khi hấp thụ lượng đường lớn vào cơ thể, theo cơ chế tự nhiên, cơ thể phải sản sinh tăng lượng hormon insulin, dẫn tới kích thích quá trình sản sinh hormon cortisol gây stress - vốn là hormon đóng vai trò chỉ dẫn cơ thể chuyển hóa năng lượng cho các hoạt động thiết yếu, trong đó có sự truyền dẫn máu trong các tĩnh mạch dưới da.

Một trong những dấu hiệu thể hiện rõ nhất trên gương mặt người có chế độ ăn lạm dụng đồ ngọt - đó là dấu hiệu trên lông mày: lông mày mỏng đi là dấu hiệu phản ánh lượng insulin bị mất cân bằng do ăn nhiều đường, có thể dẫn tới stress.

Gương mặt của người uống nhiều sữa

Tình trạng mí mắt sưng phồng, bọng mắt và quầng thâm quanh mắt, cằm kèm theo các nốt trắng trên cằm là các dấu hiệu điển hình của việc lạm dụng chế độ ăn nhiều bơ, sữa, các chế phẩm từ sữa như kem, phô mai, sữa chua... có chứa nhiều lactose.

Nguyên nhân được lý giải là do: khi qua tuổi trưởng thành, bước vào giai đoạn trung niên, phần lớn cơ thể chúng ta bị mất một số loại enzym có tác dụng giúp cơ thể tiêu hóa thành phần lactose trong sữa, do đó khi lạm dụng các chế phẩm từ sữa, cơ thể không tiêu hóa và hấp thụ được lactose, thậm chí cơ chế miễn dịch của cơ thể còn kích thích giải phóng ra các chất hóa học gây kích ứng da và những triệu chứng như: vùng da mí mắt bị sưng phồng, quầng thâm quanh mắt...

Dấu hiệu của chế độ ăn thừa gluten

Gluten là loại protein có chứa nhiều trong lúa mì, lúa mạch, gạo... Rất nhiều người nhạy cảm với loại protein này. Các biểu hiện như má sưng đỏ, xuất hiện các nốt sắc tố tối màu trên da, hoặc các nốt quanh cằm... cho thấy chế độ ăn của bạn có thể đang lạm dụng chất gluten.

Phản ứng với gluten có thể gây hại cho hệ miễn dịch của cơ thể, làm phá hủy sự cân bằng trong việc tái sản sinh các hormon trong cơ thể, kết quả là gây ra các biểu hiện trên da mặt, đây cũng là các dấu hiệu liên quan tới chức năng tái sản sinh của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Một số người lạm dụng đồ ăn có chứa gluten còn mắc chứng bệnh có tên khoa học là Rosacea - một chứng bệnh khiến cho da má bị mẩn đỏ không liên quan đến trạng thái cảm xúc. Ngay khi ngừng ăn các loại thực phẩm chứa gluten, các dấu hiệu này cũng biến mất.

Theo suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...