Sáng ngời ngọn lửa Xô viết

(Baohatinh.vn) - Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước/ Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên/ Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên/ Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi... Những câu thơ của người chiến sĩ cộng sản Đặng Chánh Kỷ như bức họa về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh 90 năm trước.

Sáng ngời ngọn lửa Xô viết

Màn nghệ thuật tái hiện cao trào Xô viết tại Lễ kỷ niệm 90 năm Xô viết Nghệ - Tĩnh (12/9/1930 - 12/9/2020) do huyện Can Lộc tổ chức ngày 10/9 vừa đây.

Làn sóng cách mạng như nước vỡ bờ

Cách đây 9 thập kỷ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân làm nên cao trào cách mạng 1930-1931 dậy sóng trong cả nước mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo, dù còn rất non trẻ nhưng đã thể hiện bản lĩnh, uy tín của mình trong việc đoàn kết, tập hợp quần chúng Nhân dân đứng lên chống lại ách nô lệ của thực dân, phong kiến. Nhân dân Nghệ Tĩnh một lòng nồng nàn yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng đứng lên dưới ngọn cờ của Đảng để đòi cơm áo, tự do.

Bắt đầu từ hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1930), phong trào bùng nổ với các cuộc mít tinh, tuần hành, biểu dương lực lượng, rải truyền đơn ở nhiều nơi, đặc biệt là của công nhân Vinh - Bến Thủy. Sau đó, lan rộng ra cả 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Sáng ngời ngọn lửa Xô viết

Khí thế phong trào đấu tranh cách mạng 1930 -1931 được tái hiện lại qua tranh sơn dầu

Từ ngày 1/5 đến tháng 8/1930 đã diễn ra 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân, nông dân Nghệ Tĩnh. “Tức nước, vỡ bờ”, từ tháng 9 trở đi, sau 2 cuộc biểu tình lớn của nông dân 2 huyện Nam Đàn, Thanh Chương, cao trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh chuyển biến vượt ra ngoài dự kiến của tổ chức Đảng.

Bằng những cuộc biểu tình có vũ khí thô sơ và các đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Thạch Hà, Hưng Nguyên... dồn dập tấn công vào chính quyền của thực dân, phong kiến ở Nghệ Tĩnh khiến chính quyền từ huyện đến xã bị rối loạn. Trước bão táp cách mạng, quan lại và viên chức Pháp ngày đêm sống trong tâm trạng lo âu. Quan lại phong kiến Nam triều, số xin nghỉ việc, số xin đổi đi nơi khác, hoặc làm việc rất dè dặt.

Việc giành chính quyền chưa phải là mục tiêu trước mắt của cách mạng. Xứ ủy Trung Kỳ và các cấp ủy Đảng ở 2 tỉnh cũng không có chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng khi diễn ra tình huống lực lượng cách mạng áp đảo và làm tan rã bộ máy chính quyền địch, các cấp ủy Đảng ở cơ sở đã kịp thời lãnh đạo Ban Chấp hành Nông hội đỏ ở thôn xã (tức Xã bộ nông) đứng ra đảm nhiệm các chức năng chính quyền cách mạng.

Sáng ngời ngọn lửa Xô viết

Tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh thị trấn Nghèn - Can Lộc. Ảnh:Huy Tùng

Tại Nghệ An, Nông hội nắm chính quyền ở các làng xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu. Tại Hà Tĩnh, chính quyền Xô viết hình thành ở 172 xã, phần lớn ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ.

Ngay từ khi ra đời, Nông hội đã thực hiện các quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội cho nông dân. Những chính sách và biện pháp được các Xã bộ nông - Xô viết thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới trong nông thôn. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng được thể hiện rõ rệt. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để chống lại chính sách khủng bố của đế quốc Pháp, bảo vệ Xô viết.

Cuối năm 1930, cuộc đấu tranh giữa ta và địch vẫn diễn ra gay go, ác liệt. Trong những tháng đầu năm 1931, phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn và tổn thất nặng vì nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng ở Nghệ Tĩnh bị địch bắt. Phong trào đấu tranh của quần chúng dần dần lắng xuống; các Xô viết lần lượt bị giải tán trong tháng 6/1931.

Sáng ngời ngọn lửa Xô viết

Bến đò Thượng Trụ tại xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) - nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (tháng 3-1930). Ảnh: Đạt Võ

Cuối năm 1931, một số cuộc mít tinh và biểu tình nhỏ của quần chúng còn nổ ra ở một số xã; việc rải truyền đơn và treo cờ đỏ còn kéo dài đến năm 1932. Một số cán bộ và đảng viên còn lại vẫn kiên trì hoạt động gây dựng nhân tố mới trong quần chúng.

Dẫu chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đã có tiếng vang trong cả nước và thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.

Sáng ngời ngọn lửa Xô viết

Đình Tứ Mỹ - nơi ghi dấu những cuộc nổi dậy đấu tranh của người dân Hương Sơn trong cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Ảnh: Giang Nam

Đất này đất Xô viết...

90 năm qua, ngọn lửa Xô viết được thắp sáng trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng quê hương ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Khí chất “đi đầu, dậy trước”, tiên phong trong mọi cuộc cách mạng đã thôi thúc các thế hệ người dân Nghệ An, Hà Tĩnh xông pha trên các chiến trường. Ở đâu có kẻ thù xâm lược giày xéo, ở đó những chàng trai, cô gái Nghệ Tĩnh kiên trung, bất khuất.

Sáng ngời ngọn lửa Xô viết

Thị trấn Nghèn - Can Lộc nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, tiền tuyến của hậu phương miền Bắc, Truông Bồn, Đồng Lộc đã làm sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mỹ, minh chứng cho khí chất kiên trung của người dân Xô viết xưa.

“Bom đạn của kẻ thù có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái tim của chúng con” - lời thư của liệt sĩ Võ Thị Tần gửi mẹ đã minh chứng cho khí chất anh hùng của những người con Xô viết.

Đất nước lặng im tiếng súng, Nghệ An và Hà Tĩnh cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới. Phát huy tinh thần, khí chất của vùng đất Xô viết, đảng bộ và Nhân dân 2 tỉnh đã vượt lên bao gian khổ, khó khăn, từng bước phát triển, khẳng định vị thế của vùng đất năng động, đổi mới ở khu vực Bắc miền Trung. Hồ Kẻ Gỗ, Thượng Tuy, kênh Vách Bắc, Vách Nam, ba-ra Đô Lương, kênh Nhà Lê... là nơi tuổi trẻ 2 tỉnh đã “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”. Tinh thần “đi đầu dậy trước” đã tạo nên phong trào cách mạng trong xây dựng nông thôn mới, CNH - HĐH ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Sáng ngời ngọn lửa Xô viết

Cầu Bến Thủy nối đôi bờ sông Lam. Ảnh: Sách Nguyễn

Năm 2019, Nghệ An đạt mức tăng trưởng 9,03%; thu ngân sách đạt 15.500/13.498 tỷ đồng được giao; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4%. Năm 2019, Hà Tĩnh tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng (đạt 10,99%); thu ngân sách đạt kế hoạch đề ra (14.567 tỷ đồng); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,53%. Khu kinh tế Vũng Áng trở thành khu kinh tế động lực của Hà Tĩnh. Đời sống người dân ngày càng no ấm, hạnh phúc, giàu có, văn minh. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được gìn giữ, phát huy.

Sáng ngời ngọn lửa Xô viết

Diện mạo mới của trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh

Kỷ niệm 90 năm Xô viết Nghệ -Tĩnh, thấm sâu những mất mát hy sinh mà cha anh đã từng trải, nhân lên những bài học vô giá từ tinh thần “đi đầu, dậy trước”, hai miền quê bên đôi bờ sông Lam đang vươn dậy với tầm vóc mới, vững chãi như tượng đài Xô viết bên bờ núi Quyết, sông Lam và tượng đài Ngã ba Nghèn lịch sử.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề 90 NĂM NGÀY XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.