Sáp nhập 8 trường, tiến tới sáp nhập 4 xã ở Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Việc sáp nhập 8 trường học trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh (Khánh Lộc, Vĩnh Lộc, Trường Lộc, Song Lộc) thành 4 trường đang được gấp rút hoàn thành, mở đầu cho năm học mới 2018 – 2019. Đây cũng là bước đi trong lộ trình sáp nhập xã vào năm 2019.

Sáp nhập 8 trường, tiến tới sáp nhập 4 xã ở Can Lộc

Trường Mầm non Trường Lộc sẽ sáp nhập với Trường Mầm non Song Lộc

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, BTV huyện Can Lộc xác định sẽ nhập các xã không đạt 50% cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số theo quy định.

Theo đó, xã Song Lộc sẽ sáp nhập với xã Trường Lộc; Khánh Lộc sẽ nhập với xã Vĩnh Lộc. Công việc này được BTV Huyện ủy xác định hoàn thành trước tháng 6/2019.

Sáp nhập 8 trường, tiến tới sáp nhập 4 xã ở Can Lộc

Trường Tiểu học Khánh Lộc...

Sáp nhập 8 trường, tiến tới sáp nhập 4 xã ở Can Lộc

... sẽ sáp nhập với Trường Tiểu học Vĩnh Lộc thành Trường Tiểu học Khánh Vĩnh

“Để tiến tới sáp nhập xã, BTV Huyện ủy chủ trương thực hiện sáp nhập các trường học trên địa bàn các xã gồm: Tiểu học (TH) Khánh Lộc và TH Vĩnh Lộc; Mầm non (MN) Khánh Lộc và MN Vĩnh Lộc; TH Phan Kính (Song Lộc) và TH Trường Lộc; MN Song Lộc và MN Trường Lộc. Sau khi sáp nhập trường, sẽ tiến hành sắp xếp lại các trạm y tế. Việc làm này vừa nhằm dần hoàn thiện bộ máy vừa để đảng viên, nhân dân hiểu rõ chủ trương của Đảng, nhà nước trong lộ trình sáp nhập xã, tinh gọn bộ máy” – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Can Lộc Đặng Trần Phong cho hay.

Sáp nhập 8 trường, tiến tới sáp nhập 4 xã ở Can Lộc

Một số trường học cơ sở vật chất còn hạn chế. Đây cũng là băn khoăn của một số cán bộ xã khi tiến hành sáp nhập

Để thực hiện chủ trương này, huyện Can Lộc đã thành lập ban chỉ đạo việc sáp nhập trường. Ngay sau khi thành lập, ban chỉ đạo đã làm việc với lãnh đạo các nhà trường TH, MN thuộc 4 xã nói trên. Tiếp đó, ngày 17, 18/8, UBND huyện đã tổ chức các cuộc làm việc với cốt cán lần lượt 4 xã: Trường Lộc, Song Lộc, Khánh Lộc, Vĩnh Lộc.

Sáp nhập 8 trường, tiến tới sáp nhập 4 xã ở Can Lộc

Theo kế hoạch, Trường Mầm non Khánh Lộc cũng sẽ sáp nhập với Trường Mầm non Vĩnh Lộc

Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Huy Cường cho hay: “Trong các cuộc làm việc, lãnh đạo địa phương và các nhà trường đều bày tỏ sự đồng tình cao về chủ trương. Việc sáp nhập là nhằm tinh gọn bộ máy nhưng không gây xáo trộn tới việc dạy, học. Bởi vậy, các điểm trường vẫn giữ nguyên, bước đầu chỉ sắp xếp bộ máy để điều hành. Tới trước ngày 25/8, việc sáp nhập phải hoàn thành để các nhà trường triển khai năm học mới”.

“Ngày khai giảng, các học sinh sẽ tập trung về điểm trường chính, sau khi bắt đầu vào học thì được phân về các điểm trường thuộc các xã nơi các em cư trú. Tuy nhiên, tùy tình hình, có thể có những học sinh được bố trí học ở điểm trường gần nhất” – ông Cường cho biết thêm.

Sáp nhập 8 trường, tiến tới sáp nhập 4 xã ở Can Lộc

Trên thực tế, việc sáp nhập các trường học thuộc các xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc đã được thực hiện trước đó, tại trường THCS (Hiện nay là Trường THCS Khánh Vĩnh)

Theo Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phạm Quốc Đạt, việc đặt tên trường sau khi sáp nhập được huyện và địa phương xác định theo hướng, trường nào quy mô lớn hơn thì đặt trước, chỉ trừ Trường TH Phan Kính (giữ nguyên tên cũ). Theo đó, 8 trường học nói trên khi sáp nhập sẽ thành các trường: TH Khánh Vĩnh, MN Khánh Vĩnh; TH Phan Kính (sáp nhập giữa TH Phan Kính và TH Trường Lộc); MN Song Trường.

Ông Đạt cũng thông tin thêm: "Lộ trình sáp nhập được thực hiện khá thuận lợi. Cán bộ địa phương và các nhà trường bày tỏ sự đồng tình cao, chỉ một số ý kiến băn khoăn về việc cơ sở vật chất của 2 điểm thuộc một trường chưa tương đồng, cần có sự đầu tư”.

Sáp nhập 8 trường, tiến tới sáp nhập 4 xã ở Can Lộc

Việc sáp nhập trường là công đoạn đàu để tiến tới sáp nhập xã vào năm 2019

Theo tìm hiểu tại Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT huyện Can Lộc, nhân sự các trường khi sáp nhập sẽ được bố trí theo hướng: mỗi trường 1 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng phụ trách tại 2 điểm trường. Về kế toán, sẽ tổ chức đào tạo lại để bố trí theo hướng làm nhiệm vụ văn thư hoặc thư viện. Về văn thư dôi dư có thể bố trí phụ trách công tác quản lý thiết bị trường học và các nhiệm vụ khác.

Để bước vào năm học mới, tại các trường này, huyện đã thành lập tổ đánh giá các điều kiện trước khi sáp nhập, cụ thể về: con người, tổ chức bộ máy; nguồn tài chính; cơ sở vật chất, nhất là những gì cần sửa chữa, mua sắm phục vụ năm học mới. Cùng với nhiều phần việc liên quan đến sáp nhập trường được triển khai thời gian gần đây, huyện Can Lộc cũng đang gấp rút hoàn thành công đoạn cuối để ban hành các quyết định liên quan về tổ chức, nhân sự; lên kế hoạch công bố các quyết định trong hội đồng các nhà trường.

Tổng số học sinh tại các trường sáp nhập ở Can Lộc (số liệu năm học 2017 – 2018)

- Trường Mầm non Khánh Lộc có 9 nhóm lớp, 300 cháu; Trường Mầm non Vĩnh Lộc có 8 nhóm lớp, 195 cháu.

- Trường Mầm non Song Lộc có 8 nhóm lớp, 228 cháu; Trường Mầm non Trường Lộc có 5 nhóm lớp, hơn 150 cháu.

- Trường Tiểu học Khánh Lộc có 12 lớp, 331 học sinh; Trường Tiểu học Vĩnh Lộc có 10 lớp, 246 học sinh.

- Trường Tiểu học Phan Kính (Song Lộc) có 13 lớp, 339 học sinh; Trường Tiểu học Trường Lộc có 7 lớp, 167 học sinh.

Chủ đề CHÀO NĂM HỌC MỚI

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.