Sau tiêm vắc xin ComBE Five trẻ gặp phản ứng gì, cha mẹ phải xử trí ra sao?

Theo kế hoạch cuối tháng 12/2018 Bộ y tế bắt đầu cho triển khai vắc xin mới thay thế vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem bằng vắc xin DPT-VGB-Hib (ComBE Five) của Ấn Độ và đến thời điểm hiện tại thì một số địa phương đã triển khai tiêm vắc xin này.

Cán bộ y tế huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) tiêm bổ sung vắc-xin phòng bệnh sởi - rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi

Vắc xin ComBE Five là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b , viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Sử dụng vắc xin phối hợp ComBE Five sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình đồng thời trẻ em có cơ hội phòng được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tuy nhiên, cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng. Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (<38,5°C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc,… Tuy nhiên, các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.

Một số phản ứng có thể gặp khi sử dụng vắc xin ComBE Five:

+ Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

+ Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

+ Giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng xảy ra trong vòng 48 giờ với tỷ lệ là 1-2/1000 liều.

+ Sốc phản vệ có thể xảy ra với tỷ lệ 20/1 triệu liều.

Vậy, trước những phản ứng như trên, các bà mẹ sẽ theo dõi con sau khi tiêm chủng như thế nào?

Tiêm chủng là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ

Hướng dẫn cha mẹ cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng:

Sau tiêm chủng các bà mẹ theo dõi con như sau:

Cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

- Tiếp tục theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:

+Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.

+Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.

+Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm…thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.

+Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

+Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…), trẻ sốt cần cập nhiệt độ

+Nếu phát hiện bất thường gì về sức khỏe của trẻ thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.

+Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:

+Tinh thần: quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ, ...

+Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch

+Sốt cao >39°C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24h

+Da nổi vân tím, chi lạnh

+Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú

+Co giật

+Phát ban

+Hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác khiến cha mẹ lo lắng.

Lưu ý sử dụng thuốc tại nhà:

+Không tự ý dùng thuốc. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

+Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá, cây… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

+Tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý.

Cha mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi tiêm chủng ?

Cha mẹ cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân.

Chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, sưng đau lan rộng tại vị trí tiêm hoăc có bất thường gì khác.

Yêu cầu các cán bộ y tế thông báo về các loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ và hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

Chủ động đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi tiêm.

Đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng thời gian, địa điểm đã được thông báo để đảm bảo điểm tiêm chủng không quá đông và cán bộ y tế thuận tiện thực hành tiêm chủng an toàn.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói