Séc ký hợp đồng quân sự lớn nhất lịch sử với Mỹ

Trong một thương vụ được coi là mua sắm quân sự lớn nhất lịch sử Séc, Chính phủ nước này đã công bố kế hoạch tăng gần gấp đôi phi đội máy bay chiến đấu bằng cách mua F-35 do Mỹ sản xuất.

Séc ký hợp đồng quân sự lớn nhất lịch sử với Mỹ

Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ

Bộ Quốc phòng Séc mới đây cho biết nước này có kế hoạch mua 24 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II để thay thế phi đội 14 máy bay chiến đấu Gripen hiện tại. Đây là động thái mới nhất của Séc nhằm nhanh chóng chuyển sang sử dụng vũ khí tiêu chuẩn NATO để phản ứng với cuộc xung đột ở Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Séc Jana Cernochova thông báo rằng bà đã được ủy quyền đàm phán mua hàng chục máy bay phản lực thế hệ thứ năm do Lockheed Martin sản xuất, có giá khoảng 80 triệu USD/chiếc theo hợp đồng hiện tại của Không quân Mỹ.

Các quan chức của tập đoàn Lockheed Martin cho biết: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ theo yêu cầu của chính phủ Mỹ trong các cuộc thảo luận về hợp đồng mua bán”. Séc cho biết muốn nhanh chóng kết thúc thỏa thuận vì thời gian đào tạo sẽ phải mất nhiều năm.

“Chúng tôi rất vui vì Chính phủ Séc đã lựa chọn máy bay chiến đấu F-35, loại máy bay chiến đấu sẽ bảo vệ không phận của Séc và đồng minh trong nhiều thập kỷ tới”, đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Praha Michael J. Dodman nói.

Séc đang thuê 14 máy bay chiến đấu JAS-39C/D Gripen từ Thụy Điển theo hợp đồng sẽ hết hạn vào năm 2027. Thụy Điển đã đề nghị để Séc tiếp tục sử dụng máy bay miễn phí, nhưng Bộ Quốc phòng Séc đã chọn theo đuổi F-35 để thay thế.

Thiếu tướng Karel Rehka, Tổng tham mưu trưởng quân đội Séc, cho biết F-35 sẽ vẫn là một loại máy bay có tính cạnh tranh cao kể cả vào năm 2040, trong khi máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư + sẽ trở nên lỗi thời. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư + là máy bay thế hệ thứ tư được nâng cấp, chẳng hạn như F-15EX.

Bên cạnh việc muốn có máy bay chiến đấu mới nhất, Séc đang tìm cách tăng gấp đôi quy mô phi đội không quân của mình vì số lượng máy bay chiến đấu siêu thanh hiện tại không còn đáp ứng được nhiệm vụ hiện nay và với tình hình an ninh ngày càng tồi tệ, khối lượng các nhiệm vụ tiếp tục tăng.

Séc cũng cho biết thêm rằng họ sẽ mua các phương tiện chiến đấu CV90 từ Thụy Điển, quốc gia không phải là thành viên của NATO nhưng là thành viên của Liên minh châu Âu. Theo Bộ Quốc phòng Séc, vì F-35 và CV90 đang hoạt động trong các đồng minh NATO và EU, nên việc hiện đại hóa sẽ giúp tăng cường hợp tác và giảm thiểu chi phí bảo trì.

Séc đã thực hiện một chương trình hiện đại hóa trong các lực lượng để đảm bảo những loại vũ khí, trang thiết bị phù hợp với các tiêu chuẩn của NATO hoặc phương Tây càng sớm càng tốt.

Theo Báo Tin tức

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.