Sở Tư pháp Hà Tĩnh huy động trí tuệ tập thể góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(Baohatinh.vn) - Thông qua hội nghị, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ tập thể, tâm huyết đóng góp nhiều ý kiến quan trọng đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Sở Tư pháp Hà Tĩnh huy động trí tuệ tập thể góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chiều 1/3, Sở Tư pháp Hà Tĩnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đại diện Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Hội Công chứng viên tỉnh, phòng tư pháp các địa phương và các tổ chức hành nghề: luật sư, đấu giá tài sản, công chứng cùng dự.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 236 điều, phạm vi sửa đổi toàn diện các lĩnh vực, nội dung, chính sách. Mục tiêu của việc sửa đổi nhằm tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để phù hợp với quy định quản lý và sử dụng đất đai.

9 nội dung trọng tâm được lấy ý kiến gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực trong quản lý đất đai; quy định về hộ gia đình quản lý sử dụng đất.

Sở Tư pháp Hà Tĩnh huy động trí tuệ tập thể góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Trưởng phòng Tư pháp TX Hồng Lĩnh Trần Xuân Thắng: Cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần xem xét lại việc lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm có mang lại hiệu quả hay không? Vì việc này rất tốn kém kinh phí.

Tại hội nghị, đại biểu đã thống nhất quản lý đất đai là lĩnh vực rất phức tạp, nhạy cảm, tác động đến toàn bộ xã hội và khẳng định, việc sửa đổi Luật Đất đai là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu bức thiết trong quá trình phát triển.

Đồng thời, góp ý tâm huyết về nhiều nội dung quan trọng như: vấn đề đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất.

Sở Tư pháp Hà Tĩnh huy động trí tuệ tập thể góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Trưởng phòng Tư pháp huyện Thạch Hà Lê Thị Phương Thanh: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định công khai tất cả các chứng thư định giá đất và hồ sơ, quy trình định giá đất cho người dân có đất bị thu hồi trên các phương tiện truyền thông.

Một số ý kiến góp ý về việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tiếp tục quy định quyền tiếp cận thông tin cho người dân đối với quy hoạch sử dụng đất; việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất; thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai…

Sở Tư pháp Hà Tĩnh huy động trí tuệ tập thể góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Tại Điều 117 của dự thảo về giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác: “Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật”. Đại biểu đề nghị cần quy định rõ hơn đối với các trường hợp đất đang do UBND xã quản lý có phải ban hành quyết định thu hồi đất trước khi tiến hành giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Tại khoản 2 Điều 89 của dự thảo quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo Nhân dân, nhất là những người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa tiêu chí “Điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” vì cụm từ “bằng hoặc tốt hơn” vẫn còn chung chung.

Sở Tư pháp Hà Tĩnh huy động trí tuệ tập thể góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng nhấn mạnh, việc tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp, cán bộ làm công tác pháp chế, các luật gia và những người hành nghề bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, thể hiện ý chí, nguyện vọng của cán bộ của ngành Tư pháp trong việc sửa đổi Luật Đất đai, hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai. Những ý kiến của đại biểu sẽ được tổng hợp để trình cấp trên xem xét.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.