Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 110/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức, trong đó điều chỉnh một số quy định về trách nhiệm quản lý biên chế công chức.
(Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN)
Theo Nghị định số 21/2010/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm điều chỉnh biên chế công chức trong phạm vi biên chế công chức dự phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
Nghị định số 110/2015/NĐ-CP sửa đổi như sau: Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi biên chế công chức dự phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hằng năm.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nghị định 110/2015/NĐ-CP cũng bổ sung trách nhiệm của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc xây dựng đề án điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ thẩm định, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng đề án điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ thẩm định, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Dự thảo nghị định mới quy định Phó Chủ tịch UBND xã sẽ kiêm lãnh đạo trung tâm phục vụ hành chính công, cơ quan đầu mối giải quyết thủ tục hành chính cấp xã.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà yêu cầu các đơn vị, địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng để các dự án giao thông ở Hà Tĩnh triển khai thuận lợi, đáp ứng kế hoạch đề ra.
Sáng 12/5, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND tỉnh khóa XVIII. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh chủ trì cuộc họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là Chủ nhật, ngày 15 tháng 3 năm 2026.
Hôm nay (12/5), Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12-17/5), với trọng tâm là công tác lập hiến, lập pháp.
Sở Tư pháp Hà Tĩnh nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhằm tạo cơ sở hiến định triển khai đồng bộ, thống nhất chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy từ Trung ương đến cơ sở.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật và dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Bộ Nội vụ cho hay, có 3.039/3.193 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp bảo đảm quy định về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số (đạt tỷ lệ 95,18%).
Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc 10/5 để thảo luận tại hội trường và ở tổ về các dự thảo sửa đổi Luật Quảng cáo, Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch; Luật Sử dụng năng lượng, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa có văn bản tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng phải đánh thuế nước ngọt sớm hơn, không thể để thế hệ con em tới khi bị béo phì, nhiễm bệnh mới có biện pháp ngăn ngừa.
Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh thành để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), hướng tới nền công vụ thống nhất, hiện đại, tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy và quản trị quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh cần tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo lực lượng, phương tiện, thiết bị thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" trong phòng cháy, chữa cháy rừng với tinh thần "phòng là chính".
Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định trường hợp cần thiết, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chủ tịch UBND cấp xã.
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tiếp dân, đối thoại, giải quyết hiệu quả các khiếu nại kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.
Với số điểm 66,16, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 trên cả nước theo thứ tự điểm số, tăng 8 bậc so với năm 2023.
20 chi cục thuế khu vực và 20 Kho bạc Nhà nước khu vực sẽ được tổ chức lại lần lượt thành 34 thuế và 34 Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ ngày 1/8, sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay, vì vậy, nhiều chức danh sẽ không còn sau khi thực hiện sáp nhập xã.