Suy thoái cũng từ chữ "đức" mà ra

“Đạo đức là cái gốc của người cách mạng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, soi vào thực tiễn vẫn luôn luôn mới.

Năm nay, chúng ta kỷ niệm 128 năm ngày sinh của lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2018) cũng là thời điểm Hội nghị Trung ương 7 với những quyết sách quan trọng về công tác cán bộ vừa kết thúc. Trước, trong và sau hội nghị, những chỉ dẫn của Người về công tác cán bộ đã được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi, suy cho đến cùng, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị: Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược phải là những người thực sự tiêu biểu về trí tuệ và gương mẫu về đạo đức, lối sống. Từ vài chục năm trước, Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu, cán bộ phải “vừa hồng, vừa chuyên”.

Suy thoái cũng từ chữ “đức” mà ra

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn "Đạo đức là cái gốc của người cách mạng"

Đức và tài, “hồng” và “chuyên” trong bối cảnh xã hội đang có nhiều thay đổi, nhiều tác động, trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là mặt trái của cơ chế thị trường thì có lẽ, chữ “đức” phải được đặt đúng vị trí như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng”. Điều gì đang thách thức vai trò lãnh đạo của Đảng, thách thức sự tồn vong của chế độ? Đó chính là niềm tin của nhân dân khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Trịnh Xuân Thanh, trong vai trò lãnh đạo một doanh nghiệp đã để thất thoát hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước, nhưng ông ta thay vì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước pháp luật, lại vi vu trên con đường thăng tiến. Lần lượt vượt qua các cửa ải bằng cách chạy thành tích, chạy thi đua, chạy danh hiệu, chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển… Để cuối cùng, ngồi vào vị trí Phó Chủ tịch ở một địa phương, ông ta cho mình cái quyền được hưởng thụ hơn người bằng việc xài một chiếc xe sang trị giá hơn 5 tỷ đồng. Trường hợp của Trịnh Xuân Thanh được coi là “tổng hợp” của các biểu hiện suy thoái. Nhiều người đặt câu hỏi, đạo đức của người cán bộ ở đâu? liêm sỉ của người đảng viên cất ở chỗ nào?

Trong 27 biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên mà Nghị quyết TW4, khóa XII chỉ ra, hơn một nửa trong số đó thuộc về phạm trù đạo đức như: Không gương mẫu trong công tác; Né tránh trách nhiệm, không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân; Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng; Tham vọng chức quyền, tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen; Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; Háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi...

Suy thoái cũng từ chữ “đức” mà ra

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là: nói đi đôi với làm, nói đạo đức đi đôi với thực hành đạo đức

Hơn 70 năm trước, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (viết năm 1947), Bác đã chỉ rõ hàng loạt căn bệnh trong cán bộ, đảng viên. Nay, chúng ta cũng chỉ đích danh những biểu hiện suy thoái. Tất cả đều bắt nguồn từ một nguyên nhân, đó là chủ nghĩa cá nhân- kẻ thù của cách mạng, nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hoá Đảng. Thực tiễn cho thấy, mục tiêu làm giàu và coi trọng lợi ích vật chất đã và đang trở thành cái đích hướng tới của không ít người. Với nhiều cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, nếu thiếu tu dưỡng đạo đức, họ rất dễ bị cám dỗ và sa ngã bởi lợi ích vật chất “che mắt”. Việc lợi dụng chức quyền, thu vén cá nhân, tham nhũng, làm giàu bất chính, tất yếu sẽ dẫn đến suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

Công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta phát động đang lấy lại niềm tin trong nhân dân. Trước hết, nhân dân tin tưởng vào phẩm chất, đạo đức của những người lãnh đạo, tin vào “cái tâm trong sáng” của người phất cờ. Giống như trong chiến tranh, nhân dân đã từng tin tưởng những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ chính là hình ảnh phản chiếu “tấm gương đạo đức” Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm. Nói về đạo đức đi đôi với thực hành đạo đức.

Trở đi, trở lại, vấn đề “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, soi vào thực tiễn vẫn luôn luôn mới. Hồ Chí Minh từng viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Một chiến lược cán bộ mới đã được hoạch định, đủ sức gánh vác những nhiệm vụ nặng nề của đất nước trong giai đoạn mới: giai đoạn hội nhập và mở cửa sâu rộng. Biết bao cơ hội và thách thức đan xen. Nhưng, từ những yếu kém, tiêu cực trong công tác cán bộ thời gian qua, người lãnh đạo cao nhất của Đảng một lần nữa phải nhắc lại yêu cầu về “đạo đức” đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ tinh hoa, dẫn dắt đất nước trên con đường phát triển./.

Theo VOV.VN

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...