Syria: Vì lợi ích dân tộc hay gia tộc?

Nắm quyền lực để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, nhưng khi đã không bảo vệ được điều đó thì nên ra đi.

Tại sao Nga tuyên bố rút quân? Tại sao lực lượng dân quân người Kurd Syria (PYG) lại xung đột với quân chính phủ? Tại sao quân chính phủ bị phản công mạnh? Tại sao tướng Iran sang chỉ huy chiến trường Syria?...

Đó là những dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt chiến lược giữa Tổng thống Assad và Nga trong vấn đề giải quyết biện pháp chính trị cho Syria.

Liên bang hóa Syria!

Thực chất chỉ là trao quyền tự trị cho người Kurd ở phía Đông Bắc Syria, nhưng Assad không chấp nhận. Assad không chấp nhận bởi vì Iran không chấp nhận, vì chính quyền Syria thời kỳ đầu trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đã được sự hỗ trợ của Iran về người và vũ khí rất lớn.

syria vi loi ich dan toc hay gia toc

Nga tiếp tục hỗ trợ người Kurd ở Syria

Thực tế cho thấy là ngay cả sự hỗ trợ của Iran, nhưng với chiến thuật không phù hợp, yếu về không quân, về hỏa lực, nên liên minh Syria và Iran vẫn bị đại bại, chính quyền Assad đã bị lực lượng Mỹ-Ả rập hậu thuẫn, đánh cho tơi tả và đang “đếm ngược thời gian” ngày xóa sổ.

Sự xuất hiện của Nga khiến Assad hy vọng trở lại và những thắng lợi dưới sự hỗ trợ về hỏa lực, tham mưu tác chiến…của Nga đã khiến Assad đã có những tính toán, tham vọng, vượt quá khả năng.

Tổng thống Putin đã rất tỉnh táo khi tuyên bố rút quân. Nga rút quân vừa cảnh cáo tham vọng của Assad, vừa không để Assad “bắt làm con tin”. Nga rút quân bởi cách kết thúc chiến tranh của Nga không giống với Iran và Assad trông chờ.

Sự phân mãnh Syria trong tình hình hiện nay là không tránh khỏi, chưa cần nói đến lực lượng đối lập, lực lượng người Kurd Syria cũng không bao giờ chịu dâng phần đất chiếm được từ tay IS bằng máu của mình cho chính phủ một cách dễ dàng.

Cuộc đụng độ mới nhất tại Đông Bắc thành phố Qamishli với lực lượng Kurd khiến hơn 30 tay súng quân chính phủ thiệt mạng đã làm “choáng váng” chính phủ Assad. Người Kurd đã chiếm quyền kiểm soát các vị trí quan trọng của chính phủ, bao gồm cả các nhà tù trung tâm Alaya và quảng trường an ninh. Mặc dù thỏa thuận ngừng bắn gần đây, nhưng người Kurd khăng khăng giữ những vị trí đã chiếm trong Qamishli.

Như vậy đây là những dấu hiệu cứng rắn của người Kurd Syria với chính phủ để thực hiện nguyện vọng độc lập của mình. Đánh giá thấp ý chí, sức mạnh người Kurd trong vấn đề độc lập dân tộc là sai lầm lớn.

Vì thế, một giải pháp chính trị hòa bình, toàn vẹn cho Syria là mơ giữa ban ngày của chính quyền Assad. Cho nên, quyền lựa chọn của Tổng thống Assad hoặc là giải pháp hòa bình, chấp nhận khu vực tự trị cho người Kurd hoặc nội chiến triền miên.

Đáng tiếc, sự lựa chọn của Assad đã mắc sai lầm, giống như lấy nước cờ đi sau dùng vào nước cờ trước. Lẽ ra phải hòa bình, ổn định để tạo thế lực, vị thế, sau đó thống nhất giang sơn thì Assad lại muốn chiến tranh để thống nhất lãnh thổ khi thế yếu, lực kiệt…

Nếu chỉ thiên về quân sự, với hỏa lực mạnh của Nga cùng với khí thế đang lên của quân đội chính phủ, thì giải phóng Aleppo không khó. Nhưng Aleppo được bao bọc bởi một “lớp bọc chính trị” mà vỡ ra thì nó tạo ra những tình huống tác chiến khó kiểm soát.

Đó là lý do vì sao mà Nga rút quân trước khi giải phóng Aleppo thay vì ghi một bàn thắng đẹp trước khi rời sân khiến cho Mỹ-phương Tây cùng các quốc gia Ả rập hậu thuẫn cho IS và phiến quân bất ngờ, sửng sốt, “ngậm hột thị”: Giải phóng Palmyra.

Palmyra có thể không đông dân bằng Aleppo, song nó chỉ bị một lực lượng duy nhất là IS kiểm soát, nhưng lại là có một vị trí chiến lược rất quan trọng để khống chế các mỏ dầu phía Đông, đồng thời là bàn đạp tấn công thủ phủ của IS tại Raqqa, hỗ trợ cho chiến dịch giải phóng Deir ez-Zor đang bị vây hãm.

Do tấn công giải phóng Palmyra từ tay IS thì không vướng mắc ai lại đạt được mục tiêu của chiến lược dài hạn, đó là Nga đang biến Palmyra thành một căn cứ quân sự thứ 2 sau căn cứ không quân Hmeymim (tin từ Al Masdar News), cho nên, Palmyra với Nga có ý nghĩa lớn hơn Aleppo rất nhiều.

Nếu như Nga và quân chính phủ tập trung toàn lực đẩy lùi IS thì phần còn lại tại Aleppo chúng sẽ tự cấu xé lẫn nhau và là sân chơi cho Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi, Qatar…mà Nga dành cho họ.

Điều đáng lo ngại là khi Nga giảm cường độ không kích, giảm cố vấn trực tiếp, để Iran, Syria làm “tư lệnh chiến trường” thì các trận thảm bại xảy ra nhiều. Quân đội chính phủ thường bỏ chạy khi bị lực lượng nổi dậy tấn công bằng hỏa lực mạnh. Khả năng để mở các đòn tấn công giải phóng Aleppo là rất mong manh.

Rõ ràng, quân chính phủ Assad, quân Iran nếu không có hỏa lực Nga chi viện, không có cố vấn Nga là thảm bại. Một đội quân mà tướng lĩnh chỉ huy, người theo tư tưởng tác chiến Nga, người theo tư tưởng tác chiến của Iran thì không thể chiến thắng.

Đã đến lúc Assad phải lựa chọn Nga hay Iran. Chia xẻ quyền lực với người Kurd để liên minh đẩy lùi IS ra khỏi lãnh thổ sau đó đàm phán hòa bình với phe đối lập trên thế mạnh, tích lũy thế và lực cho mục tiêu thống nhất lâu dài là sách lược khôn ngoan nhất hiện nay.

Theo Lê Ngọc Thống/Datviet

Đọc thêm

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.