Vào tháng 10/1920, một cuộc họp quan trọng ở Pháp được coi là bước tiến lớn để thay đổi ngành du lịch. Chính tại đây, cuốn hộ chiếu hiện đại được ra đời. Không cần biết bạn mang quốc tịch nào, mọi cuốn hộ chiếu trên thế giới được thiết kế giống nhau, từ số trang bên trong, kích thước, cách bố trí. Tất cả cùng chung một khuôn mẫu. Vì đâu lại có sự giống nhau đến vậy?
Hộ chiếu các quốc gia được thiết kế giống nhau, nhưng mang màu sắc khác nhau
Sở dĩ cuốn hộ chiếu ở các quốc gia cùng chung khuôn mẫu do Liên đoàn các quốc gia – một tổ chức liên chính phủ (sau này là Liên Hợp Quốc) được thành lập sau Thế chiến thứ 1 bầu ra để duy trì nền hòa bình thế giới. Cuộc họp tổ chức tại Paris, Pháp, bàn về vấn đề liên quan tới hộ chiếu vac thủ tục hải quan. Tại đây, tổ chức đưa ra bộ tiêu chuẩn chung cho hộ chiếu của các thành viên và có sự đồng nhất.
Trước Thế chiến thứ 1, người ta muốn du lịch ở Châu Âu không cần hộ chiếu, thậm chí có thể vượt qua biên giới khá dễ dàng. Nhưng bước vào thời kỳ chiến tranh, tất cả đã thay đổi. Chính phủ các quốc gia châu Âu đưa ra yêu cầu về vấn đề nhập cư, di dân, du lịch và vì lý do an ninh. Bởi vậy, việc quản lý biên giới trở nên gắt gao hơn.
Tuy nhiên, sau chiến tranh, việc duy trì an ninh khi các công dân đi lại giữa các quốc gia trở thành vấn đề cấp thiết. Mọi người khi ra nước ngoài cần xuất trình rất nhiều giấy tờ liên quan. Đôi khi giấy tờ không đạt độ chính xác cao. Bởi vậy, cuộc họp ở Paris tiến hành nhằm giải quyết vấn đề trên. Cuốn hộ chiếu hiện đại là nơi ghi lại mọi thông tin quan trọng của mỗi cá nhân.
Tại hội nghị Paris, 42 quốc gia thành viên thông nhất về cách bố trí, thiết kế hộ chiếu. Cụ thể, mỗi cuốn mang kích thước 15.5cm x 10.5 cm và có 32 trang. Trong đó, 4 trang đầu tiên thể hiện chi tiết thông tin chủ sở hữu, 28 trang còn lại dành cho thị thực của các quốc gia với thời gian còn giá trị. Ngoài ra, bên ngoài hộ chiếu phải làm bằng bìa cứng, hiện thị rõ ràng tên của quốc gia, quốc huy in trên bìa.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, tiêu chuẩn của hộ chiếu đang được Cơ quan Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) quản lý, thiết kế và cách bố trí của nó không thay đổi trong gần 100 năm. Thay vào đó, đáng chú ý nhất là tiêu chuẩn tính bảo mật bên trong mỗi cuốn hộ chiếu, bao gồm ảnh 3 chiều, hình mờ, dữ liệu được mã hóa để đọc trên máy tính. Đáng kể nhất là các con chip điện tử được nhúng thông tin sinh trắc học sử dụng để xác thực danh tính chủ hộ chiếu (hộ chiếu điện tử hay e-passport).