Tại sao Mỹ-Israel không dám tấn công cơ sở hạt nhân Iran?

Báo cáo Quan điểm của Trung tâm BESA số 1.878, ngày 11 tháng 1 năm 2020 có bài viết của Tiến sĩ Albert Wolf với tiêu đề: “Tại sao không ai tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran?”; trong đó, ông đã phân tích những yếu tố liên quan và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này.

Vụ sát hại Mohsen Fakrizadeh, “cha đẻ của chương trình hạt nhân của Iran”, là một vụ khác trong một chuỗi dài các nỗ lực nhằm vào chương trình hạt nhân quân sự của Iran; phá vỡ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Tehran. Các cuộc tấn công này kéo dài trong nhiều thập kỷ, bao gồm vụ giết hại các nhà khoa học hạt nhân Iran, các cuộc tấn công mạng vào chương trình hạt nhân Iran và các vụ nổ bí ẩn tại các địa điểm hạt nhân của chế độ.

Tuy nhiên, không ai, kể cả Mỹ và đặc biệt là Israel, tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran một cách thông thường, bất chấp mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu từ việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân gây ra, đối với lợi ích quốc gia của Mỹ và an ninh quốc tế. Tại sao lại không?

Iran áp dụng chiến lược răn đe trừng phạt thay cho phòng thủ

Iran đã thành công trong việc ngăn chặn Mỹ và tất cả những đồng minh của Mỹ bị đe dọa bởi các chương trình vũ khí hạt nhân của họ, bằng cách trừng phạt họ thông qua mạng lưới quân sự ủy nhiệm của mình. Tehran có thể dựa vào mạng lưới vũ trang người Shiite rộng khắp của mình để tăng cường khả năng răn đe, trong trường hợp bất kỳ ai muốn tấn công các địa điểm hạt nhân của họ.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Security Studies năm 2018, chuyên gia Jan Ludvik lập luận rằng, chỉ những quốc gia được trang bị vũ khí thông thường cực tốt mới có thể ngăn chặn các cuộc tấn công vào các chương trình hạt nhân của họ. Nhưng điều này không thực sự đúng.

Các quốc gia yếu hơn thông thường có thể ngăn chặn các cuộc tấn công vào các chương trình hạt nhân của họ, thông qua mối quan hệ của họ với các tổ chức ủy nhiệm.

Trong trường hợp của Iran, các tổ chức vũ trang được họ hậu thuẫn (từ Hezbollah ở Lebanon; đến các dân quân Shiite ở Iraq và Syria; đến Hamas và Islamic Jihad ở Palestine, gần đây là Taliban ở Afghanistan) giúp chính quyền Tehran răn đe chính xác bằng hình phạt (thay vì ngăn chặn bằng từ chối).

Để duy trì các mối quan hệ này, Iran đã mất nhiều thời gian và công sức để chống lại cuộc tấn công từ các quốc gia đang bị đe dọa bởi chương trình vũ khí hạt nhân của họ.

Các cơ sở hạt nhân và tên lửa Iran được xây dựng kiên cố và bí mật, dưới sự bảo vệ rất chặt chẽ

Các học giả thường tập trung vào việc răn đe bằng cách phòng thủ và hoàn toàn quên mất việc răn đe bằng tấn công.

Răn đe bằng cách phòng thủ là ngăn cản quốc gia khác giành được các mục tiêu của mình trên chiến trường. Tuy nhiên, các quốc gia tương đối yếu như Iran dựa vào tấn công để nâng cao cái giá phải trả của đối thủ cho chiến thắng, với hy vọng khiến đối thủ bỏ cuộc.

Nếu Israel tấn công một hoặc nhiều cơ sở hạt nhân được biết đến của Iran, có khả năng Tehran sẽ trả đũa thông qua các nhóm như Hezbollah và Hamas. Một số cuộc chiến đã phát hiện ra rằng Hoa Kỳ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột như vậy. Nếu Mỹ tấn công các cơ sở của Iran, Israel và có thể là các đồng minh của Mỹ ở Vịnh Ba Tư cũng sẽ bị lôi kéo vào cuộc giao tranh.

Nếu Israel tấn công một hoặc nhiều cơ sở hạt nhân (công khai) của Iran, có khả năng Tehran sẽ trả đũa thông qua các nhóm như Hezbollah và Hamas. Một số cuộc chiến vừa qua đã cho người ta thấy rằng, Hoa Kỳ cũng rất dễ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột như vậy. Nếu Mỹ tấn công các cơ sở của Iran, Israel và các đồng minh của Mỹ ở Vịnh Ba Tư cũng rất có thể sẽ bị lôi kéo vào cuộc giao tranh khốc liệt.

Ba lựa chọn của Mỹ

Mỹ có ba lựa chọn. Đầu tiên, họ có thể chuẩn bị tinh thần để sống với một Iran có vũ khí hạt nhân. Trước mắt, Washington có thể trì hoãn điều không thể tránh khỏi bằng cách phá hoại nỗ lực của Tehran trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân với tên lửa đạn đạo thông qua các phương tiện như tấn công mạng.

Thứ hai, Mỹ có thể quyết định một lập trường diều hâu hơn chống lại Iran. Lầu Năm Góc có thể sẽ đánh gia đúng thực lực của mình về khả năng ngăn chặn các hành động khủng bố tiềm ẩn và quyết định rằng, cái giá phải trả của việc tấn công Iran là đáng phải bỏ ra, khi so sánh với chi phí dài hạn của cuộc sống với một Iran hạt nhân (chẳng hạn như các công nghệ hạt nhân rò rỉ ở Trung Đông hoặc một tai nạn hạt nhân tiềm ẩn do một bộ máy quan liêu gây ra).

Lựa chọn này là phương án cuối cùng được lựa chọn bởi cái giá phải trả là quá đắt bởi Iran sở hữu tới hàng chục nghìn tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn trải đều trong các hầm ngầm trong lãnh thổ mà không ai xác định chắc chắn được địa điểm.

Một cuộc tấn công phủ đầu tiêu diệt gọn các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran luôn được xây dựng sâu trong lòng đất ở dưới các dãy núi hay bờ biển là điều không thể thực hiện được.

Thứ ba, Mỹ có thể tập trung vào các đối thủ cạnh tranh quyền lực lớn của mình, bắt đầu với Trung Quốc và cố gắng thúc đẩy một cái kết giữa họ và Iran tương tự như cách mà chính quyền Nixon đã áp dụng với chính quyền Sadat của Ai Cập và Liên Xô vào đầu những năm 1970.

Theo con đường này, Iran sẽ đồng ý chấm dứt các thỏa thuận với Trung Quốc và tách khỏi Bắc Kinh để đổi lấy quyền tiếp cận nền kinh tế quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Iran sẽ từ bỏ các thành phần quân sự của chương trình hạt nhân để đổi lấy các cuộc thanh tra kín và cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ, trong khi Washington sẽ hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Trung Đông.

Theo sự đánh giá của các chuyên gia, trước tiên, chính quyền Biden sẽ tiếp cận Tehran bằng phương án thứ ba với cam kết trở lại với JCPOA (tức Kế hoạch Hành động chung Toàn diện, hay còn gọi là Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015), để Iran chấp thuận quay trở lại vị trí ban đầu.

Nếu phương án này không thể thực thi thì sự áp dụng phương án 1 hay 2 là tùy thuộc vào sự đánh giá của Washington và Tel Avip về sự nguy hiểm nếu Iran quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói