Tại sao Mỹ không thể giành chiến thắng ở Afghanistan?

Cuộc chiến ở Afghanistan, bắt đầu bằng một mục đích cao cả, đã chuyển từ “chiến tranh tốt” sang thành một cuộc chiến không có hồi kết?

Đối với đa số người Mỹ, thứ Bảy (7/10) vừa qua chỉ là một ngày khác trên lịch. Các fan hâm mộ bóng đá của các trường đại học đổ xô vào các sân vận động trên toàn quốc để xem các đội ưa thích của họ, bạn bè thì gặp gỡ để tụ tập trong khi những người làm việc quá sức và căng thẳng thì bù đắp bằng những giấc ngủ bù ngắn ngủi.

tai sao my khong the gianh chien thang o afghanistan

Binh sĩ Mỹ khai hỏa một khẩu đạn pháo tại căn cứ quân sự Sperwan Ghar ở tỉnh Kahdahar, Afghanistan. Ảnh: National Interest

Tuy nhiên, theo lời của nhà phân tích Daniel E. DePtris trên tạp chí National Interest, ngày 7/10 này không phải là ngày thứ Bảy bình thường.

Thay vào đó, nó đánh dấu kỷ niệm 16 năm kể từ khi Mỹ bắt đầu thả những quả bom đầu tiên vào các cơ sở của Taliban và các căn cứ của Al-Qaeda trên khắp lãnh thổ Afghanistan – một chiến dịch quân sự mà Tổng thống George W. Bush đánh dấu là giai đoạn mở đầu của cuộc chiến đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự ủng hộ từ người dân Mỹ.

Chiến tranh được Mỹ tiến hành với mục đích đơn giản và dễ hiểu: Mỹ đã bị tấn công bởi 19 kẻ khủng bố nhằm vào bốn chiếc máy bay thương mại và đó đến lúc Mỹ cần đáp trả.

Nhóm khủng bố đã lên kế hoạch và thực hiện cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại và chế độ Taliban – đồng lõa với những kẻ chủ mưu của vụ tấn công cần phải được dạy một bài học.

Tổng thống Bush nói trong buổi chiều thứ Bảy đó rằng hành động quân sự của Mỹ trong những tháng tới sẽ được "xây dựng để làm rõ con đường cho các hoạt động bền vững, toàn diện và không ngừng để đẩy những kẻ khủng bố ra khỏi đất nước và đưa chúng ra trước công lý".

Trong khi người dân ở New York tiếp tục hoạt động tìm kiếm thi thể các nạn nhân ở khu vực tòa tháp đôi sụp đổ, nhiều người dân trên khắp nước Mỹ đang có suy nghĩ rằng những cuộc tấn công tương tự vụ việc 11/9 đang diễn ra ở đâu đó trên đất nước này.Trở lại thời điểm tháng 10/2001, nước Mỹ vẫn còn "than khóc" và đã vượt qua giai đoạn đầu của nỗi đau buồn khủng bố. Vào thời điểm đó, rất khó để cảm nhận được những vết thương đau buồn của nước Mỹ, bởi cả nước Mỹ lúc này đang chìm ngập trong nỗi sợ hãi.

Những tên lửa hành trình Tomahawk đầu tiên đã tấn công các căn cứ của Taliban và những nơi ẩn náu của Al-Qaeda. Việc Mỹ mở một cuộc chiến dịch kéo dài 3 tháng có tên "Operation Enduring Freedom" không phải quá nhiều về tự do bởi nó cần thiết để trừng phạt và đáp trả lại vụ tấn công khủng bố đã lấy đi sinh mạng của gần 3.000 người vô tội. Những kẻ phạm tội khủng bố này cũng đã phá hủy một trong những biểu tượng "bầu trời" huyền thoại của New York.

Và Mỹ đã tiến hành việc trừng phạt. Trong những tuần trước khi sự kiện ngày 11/9 diễn ra, Taliban là những kẻ cai trị của Afghanistan, đã hạ bệ gần như mọi nhóm dân quân và lãnh chúa mà chúng phải đương đầu trên đường hướng tới thủ đô Kabul của quốc gia Nam Á này.

Liên minh phương Bắc đã bị bao vây ở phía bắc của đất nước, hồi phục lực lượng sau vụ ám sát Ahmad Shah Massoud, vị chỉ huy huyền thoại trong cuộc chiến chống Taliban. Osama bin Laden là cha đẻ của phong trào cực đoan, dẫn đầu một mạng lưới khủng bố đã tuyển dụng hàng ngàn binh sĩ.

Trong những tuần và tháng sau ngày 11/9, lực lượng Taliban đã bị tổn thất đáng kể. Các chỉ huy của Taliban đã bị tiêu diệt hoặc đang lẩn trốn, trong khi các máy bay chiến đấu không có nguồn cung năng lượng cần thiết đã phải nhanh chóng rút lui khỏi lãnh thổ kiểm soát nhiều năm trước đó.

Các trại huấn luyện của Al-Qaeda đã bị phá hủy, máy bay ném bom của Mỹ tiến hành các đợt truy kích đối với lính bộ binh của Al-Qaeda, và Osama bin Laden cùng gia đình của mình đã phải rút lui trú ấn tại các ngọn núi ở Tora Bora.

Tại một thời điểm, khi toàn bộ sức mạnh và lực lượng của Không quân Mỹ đã được huy động để tiến hành truy quét các hang ổ ở khu vực Tora Bora, các lực lượng hoạt động đặc biệt của Mỹ đã nghe thấy trên tần số vô tuyến của Bin Laden khi tên này xin lỗi những thuộc cấp của mình vì đã đưa họ vào tình thế khó khăn thảm khốc.

Mười sáu năm sau, quân đội Mỹ không chỉ ở lại Afghanistan mà bây giờ họ đang được củng cố thêm với 3.000 binh sĩ.

Các quy tắc can dự của Mỹ đã được nới lỏng, trong đó trao thêm quyền cho các chỉ huy trong việc đưa ra các quyết định về việc tiến hành các vụ ném bom đối với các mục tiêu. Donald Trump – vị Tổng thống Mỹ thứ 3 kể từ sự kiện 11/9 trên đang hy vọng rằng có lẽ với một chút sức mạnh và thời gian nữa, Mỹ và các đồng minh của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể đạt được mục tiêu được xem là khó thực hiện trong thập kỷ trước đó.

Các chỉ huy quân đội Mỹ đang điều hành cuộc chiến vẫn lạc quan rằng chiến lược mới này của Mỹ, kết hợp với một quân đội Afghanistan ngày càng cứng cáp hơn, "là sự khởi đầu cho sự kết thúc của Taliban." Tất nhiên, chúng ta đã nghe thấy những lời hùng biện này, diễn ra từ rất lâu mà hầu hết người Mỹ đã muốn điều chỉnh nó.

Cuộc chiến ở Afghanistan, bắt đầu bằng một mục đích cao cả, đã chuyển từ "chiến tranh tốt" sang thành một cuộc chiến không có hồi kết? Các nhà phân tích quân sự, sử gia và nhà làm phim của tổng thống sẽ phải mất hàng thập kỷ để tìm ra điều đó.

Một số nhà làm phim sẽ phát hành loạt phim tài liệu về những hành trình mạo hiểm của Mỹ ở Afghanistan giống như Ken Burns và Lynn Novick đã làm về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.