Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

(Baohatinh.vn) - 4 tháng đầu năm, toàn tỉnh Hà Tĩnh phát hiện và xử lý 33 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; xảy ra 1 vụ cháy, diện tích rừng thiệt hại không có khả năng phục hồi khoảng 0,55 ha.

Chiều 5/5, tại điểm cầu tỉnh Kon Tum, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023, 4 tháng đầu năm 2024 và các giải pháp trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

2.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Năm 2023, có 60/60 tỉnh, thành phố có rừng đã công bố hiện trạng rừng với tổng diện tích rừng cả nước là 14.860.309 ha (10.129.751 ha rừng tự nhiên và 4.730.557 ha rừng trồng). Tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 42,02%. Các cơ quan chức năng đã phát hiện 3.327 vụ vi phạm ảnh hưởng đến rừng trên phạm vi cả nước, giảm 597 vụ so với cùng kỳ 2022, diện tích rừng bị tác động là 1.047,8 ha.

4 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng đã phát hiện 650 vụ phá rừng, diện tích bị tác động 182,2 ha.

Năm 2023, cả nước đã xảy ra 310 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị ảnh hưởng là 674,5 ha, trong đó diện tích rừng có khả năng tự phục hồi khoảng 487,5 ha (do cháy lướt, cháy thực bì, không ảnh hưởng đến rừng), diện tích rừng khó có khả năng tự phục hồi khoảng 187 ha.

4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị ảnh hưởng ước tính sơ bộ khoảng 498 ha, chủ yếu là diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nghèo và rừng non phục hồi.

1.jpg
Đại biểu dự điểm cầu Hà Tĩnh.

Nhìn chung, công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Chủ trương, chính sách đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục được củng cố, tăng cường.

Nhận thức về vai trò của rừng trong đời sống xã hội, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền địa phương, các ngành và toàn xã hội ngày càng được nâng cao.

Hà Tĩnh có 359.367 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm gần 60% diện tích tự nhiên. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2022 là 52,58%.

Toàn tỉnh đã giao 322.711 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 21 tổ chức/251.947 ha và hơn 25 ngàn hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý 70.764 ha. Diện tích còn lại chưa giao, do UBND xã quản lý là 36.656 ha.

4 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh phát hiện và xử lý 33 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; tịch thu 24,195 m3 gỗ các loại; 5 cá thể/27,7kg động vật hoang dã; 1 kg lâm sản khác.

Tính đến ngày 4/5/2024, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 1 vụ cháy (tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê), diện tích rừng thiệt hại không có khả năng phục hồi khoảng 0,55 ha.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng, công tác bảo vệ rừng và PCCCR năm qua có nhiều chuyển biến tích cực; số vụ vi phạm ảnh hưởng đến rừng và cháy rừng có giảm so với cùng kỳ; nhận thức của người dân về bảo vệ rừng và PCCCR được nâng lên; nhiều địa phương có sự quan tâm hơn đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng phân tích một số khó khăn trong công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là tình trạng dân di cư tự do dẫn đến nhu cầu về đất ở và đất canh tác rất lớn, tình trạng phá rừng để lấy đất sản xuất, khai thác lâm sản, lấy gỗ làm nhà còn diễn ra ở một số địa phương; nguồn lực phục vụ công tác bảo vệ rừng, PCCCR còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của các đơn vị, địa phương…

3.jpg
Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, đề nghị Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp, lấy ý kiến của các đơn vị, địa phương để sớm hoàn thiện hệ thống chính sách lâm nghiệp, phát huy đa dạng sinh thái rừng; chủ trì tham mưu các lĩnh vực quản lý Nhà nước về rừng, PCCCR, tiếp nhận nhu cầu kinh phí của các địa phương.

Bộ TN&MT chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn nâng cao năng lực dự báo tình hình thời tiết chính xác để các đơn vị, người dân chủ động ứng phó. Bộ TT&TT chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền về PCCCR.

Các bộ, ngành, đơn vị khác theo chức trách, nhiệm vụ tham gia tích cực vào công tác bảo vệ rừng, PCCCR.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị các địa phương xác định trách nhiệm chủ lực trong công tác quản lý rừng, PCCCR; không được chủ quan, lơ là; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; chuẩn bị chu đáo về nguyên tắc 4 tại chỗ; rà soát phương án, kịch bản mẫu để điều chỉnh phù hợp, sát với thực tiễn; tăng cường nguồn lực địa phương cho hoạt động bảo vệ rừng, PCCCR…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu chỉ đạo điểm cầu Hà Tĩnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu chỉ đạo điểm cầu Hà Tĩnh.

Tiếp thu kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các ban, ngành, địa phương liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR; thông báo, cảnh báo kịp thời cấp dự báo cháy rừng liên tục hàng ngày để người dân biết, cảnh giác, phòng ngừa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, chính quyền địa phương, chủ rừng tiếp tục kiểm tra, rà soát lại phương án PCCCR năm 2024 đã phê duyệt để bổ cứu kịp thời các tồn tại (nếu có); tổ chức thực hiện triệt để các giải pháp PCCCR theo phương án đã duyệt.

Các địa phương, chủ rừng bố trí lực lượng thực hiện nghiêm túc trực, canh gác tại các điểm trực, chòi canh, điểm lắp đặt camera, chốt cửa rừng theo đúng quy định, phát hiện sớm lửa rừng.

Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện phương án PCCCR, coi đây là nhiệm vụ cấp bách, trọng điểm.

Sau các điểm phát lửa, cháy rừng xảy ra, lực lượng công an phải kịp thời điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật gắn với tuyên truyền, giáo dục, răn đe, phòng ngừa.

Chủ đề Cháy nổ - PCCC

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.