Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và lựa chọn hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp

(Baohatinh.vn) - TAND hai cấp tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức để người dân hiểu và lựa chọn hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp.

Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và lựa chọn hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp

Chiều 8/4, TAND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 13 TAND cấp huyện.

Xác định triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (gọi tắt là Luật, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021) là nhiệm vụ chính trị quan trọng, TAND tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tập trung chỉ đạo TAND cấp huyện kịp thời thực hiện.

TAND hai cấp cũng tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến Luật dưới nhiều hình thức, tạo chuyển biến tích cực về mặt nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án, từng bước đưa Luật vào cuộc sống.

TAND hai cấp đã bổ nhiệm 35 hòa giải viên, những người được bổ nhiệm nguyên là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, luật sư, hội thẩm nhân dân, am hiểu pháp luật, có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và lựa chọn hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp

Trưởng phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án TAND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Loan báo cáo sơ kết 1 năm triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Từ 1/1/2021 đến 28/2/2022, số lượng đơn khởi kiện, đơn yêu cầu mà Tòa án hai cấp nhận được là 1.705 vụ việc. Số lượng vụ việc chuyển sang hòa giải, đối thoại tại Tòa án là 414 vụ việc. Số lượng vụ việc đã được hòa giải thành, đối thoại thành là 282 vụ việc (chiếm tỷ lệ 68,1%).

Số lượng vụ việc đã ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 222 vụ việc (chiếm tỷ lệ 79%). Nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu kiện phức tạp đã được hòa giải thành, các bên tự nguyện thi hành, giảm bớt áp lực cho Tòa án.

Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và lựa chọn hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp

Các đại biểu tại điểm cầu TAND thị xã Hồng Lĩnh.

Một số đơn vị có số lượng vụ việc chuyển sang hòa giải, đối thoại tại Tòa án và số lượng vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành cao như: TAND TP Hà Tĩnh, TAND huyện Hương Sơn, TAND huyện Đức Thọ, TAND huyện Thạch Hà.

Các vụ việc được hòa giải thành chủ yếu là loại việc về hôn nhân và gia đình; các tranh chấp về dân sự, khiếu kiện hành chính có tỷ lệ hòa giải thành, đối thoại thành không cao.

Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và lựa chọn hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp

Bà Phan Thị Hồng Phượng - Hòa giải viên TAND tỉnh làm rõ những vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Tại hội nghị, các đại biểu đã làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật.

Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị như: cần phổ biến sâu rộng đến quần chúng nhân dân về những ưu điểm của Luật; tổ chức tập huấn về kỹ năng, phương pháp hòa giải, đối thoại từng loại vụ án cho các hòa giải viên; TAND tối cao cần xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và đánh giá công tác hòa giải đối thoại tại Tòa án vào tiêu chí thi đua của hệ thống Tòa án.

Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và lựa chọn hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp

Chánh tòa dân sự (TAND tỉnh) Nguyễn Thị Bích Đào: Đội ngũ hòa giải viên cần nâng cao kỹ năng trong việc lập biên bản hòa giải.

Để tăng cường hiệu quả thi hành Luật trong thời gian tới, TAND tỉnh tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, kiểm tra đối với TAND cấp huyện để kịp thời chấn chỉnh hạn chế, thiếu sót; đề xuất bổ sung đủ số lượng hòa giải viên; sơ kết, tổng kết để đánh giá, biểu dương kịp thời các đơn vị, thẩm phán, hòa giải viên có thành tích xuất sắc...

Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và lựa chọn hòa giải, đối thoại khi giải quyết tranh chấp

Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Phạm Nghĩa phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Phạm Nghĩa đề nghị, thời gian tới, TAND tỉnh cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt Chỉ thị 02/2022/CT-TA của TAND tối cao ngày 14/3/2022 về việc tăng cường công tác hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức.

Quan tâm tuyển chọn hòa giải viên chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường quản lý hoạt động của đội ngũ hòa giải viên; thường xuyên tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho hòa giải viên; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chế độ, chính sách đối với hòa giải viên...

Đọc thêm

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Không chỉ là bài học riêng cho 3 bị cáo, phiên tòa mà TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở còn là lời cảnh tỉnh cho những ai hám lợi để vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Đói ăn vụng, túng làm liều

Đói ăn vụng, túng làm liều

Chỉ vì cần tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân, Nguyễn Văn Trọng (SN 1989, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bất chấp hậu quả, sa chân vào con đường bất chính…
Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Quy định mới về xử lý người vi phạm Luật ATGT có hiệu lực thi hành được nhiều người dân đồng tình, tuy nhiên vẫn có một bộ phận cho rằng, mức xử phạt quá nặng.
Khi lòng tham lấn át lý trí

Khi lòng tham lấn át lý trí

Dù trong độ tuổi lao động nhưng Phùng Hà Trang (trú ở TP Hà Tĩnh) không tu chí làm ăn, mà rẽ lối sang con đường phi pháp. Kẻ lừa đảo đã phải nhận 15 năm tù giam.