Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao

(Baohatinh.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, năm 2023, toàn ngành Thanh tra cần tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao hoặc có nhiều dư luận về tham nhũng.

Sáng 6/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác thanh tra năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Điểm cầu Hà Tĩnh do Chánh Thanh tra tỉnh Võ Văn Phúc và Phó Chánh Thanh tra tỉnh Lê Toàn Thắng điều hành.

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao

Chánh Thanh tra tỉnh Võ Văn Phúc và Phó Chánh Thanh tra Lê Toàn Thắng điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Trình bày báo cáo tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh: Năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ , toàn ngành Thanh tra đã nỗ lực cố gắng, vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2022.

Theo đó, về công tác thanh tra, trong năm, toàn ngành đã triển khai 8.514 cuộc thanh tra hành chính và 222.629 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã kiến nghị chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 85.998 tỷ đồng, 8.777 ha đất, trong đó, kiến nghị thu hồi 26.654 tỷ đồng và 574 ha đất; ban hành 145.55 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 5.641 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 3.530 tập thể và 8.619 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 451 vụ, 295 đối tượng.

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm báo cáo công tác thanh tra năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2023. (Ảnh chụp màn hình).

Ngành cũng đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 8.371 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó, có 6.084 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện. Qua đó, đã thu hồi 3.440 tỷ đồng, 32 ha đất; xử lý hành chính 4.052 tổ chức, 9.297 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 132 vụ, 181 đối tượng; kiến nghị ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 583 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật.

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được tăng cường và đã thực hiện tiếp 382.491 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 284.897 vụ việc; tiếp nhận 385.768 đơn các loại; có 316.747 đơn đủ điều kiện xử lý; giải quyết 22.600 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 88,8%.

Từ đó, kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 8,5 tỷ đồng và 8,3 ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 42,7 tỷ đồng và 17 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 22 tổ chức, 559 cá nhân; kiến nghị xử lý hành chính 516 người; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 32 vụ, 31 đối tượng.

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao

Đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Trong năm, ngành Thanh tra đã tập trung hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Kiểm tra tại 16.379 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch và đã phát hiện 155 đơn vị vi phạm; kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai tài sản thu nhập tại 4.784 cơ quan, tổ chức, đơn vị, có 10.662 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; 2 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; tiến hành 7.296 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 373 vụ việc vi phạm, 611 người vi phạm, kiến nghị thu hồi và bồi thường 167 tỷ đồng…

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Năm 2023, toàn ngành tiếp tục bám sát định hướng chương trình công tác thanh tra năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, phát triển KT-XH ở các cấp, các ngành để triển khai công tác thanh tra; thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển KT-XH.

Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra công tác quản lý Nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương dễ phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, nhiều đơn khiếu nại, tố cáo và dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra...

Tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế như: một số cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch hoặc kéo dài thời gian xây dựng báo cáo và ban hành kết luận thanh tra; tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản qua đôn đốc, xử lý sau thanh tra còn thấp; tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn tiềm ẩn phức tạp. Một số địa phương chưa quyết tâm, quyết liệt hoặc chưa có phương án phù hợp giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài...

Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn triệt để; công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế, rất ít vụ việc được phát hiện qua tự kiểm tra trong nội bộ...

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị, năm 2023, toàn ngành Thanh tra cần tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để linh hoạt triển khai tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt; thanh tra tập trung các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, có trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ trách nhiệm, tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài.

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái kết luận hội nghị. (Ảnh chụp màn hình).

Về công tác phòng, chống tham nhũng, cần triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là Kết luận số 12-KL/TW ngày 6/4/2022 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư.

Toàn ngành cũng cần tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao hoặc có nhiều dư luận về tham nhũng; tiến hành thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển...

Xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tăng cường theo dõi, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước và từng bộ, ngành, địa phương; xây dựng bộ tiêu chí theo dõi, đánh giá toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng đối với các bộ, ngành, địa phương; mở rộng hợp tác quốc tế, tương trợ tư pháp, trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, rà soát và hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng...

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao

Dịp này, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã tặng Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ cho cho 17 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022. (Ảnh chụp màn hình)

Năm 2022, ngành Thanh tra Hà Tĩnh đã nỗ lực và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong thanh tra hành chính, toàn ngành đã thực hiện 109 cuộc, xử lý về kinh tế: thu hồi về ngân sách Nhà nước 50.894 triệu đồng, 7.768 m2 đất; xử lý khác về kinh tế 14.965 triệu đồng, 13.477 m2 đất.

Trong thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, toàn ngành đã thực hiện 353 cuộc, xử lý về kinh tế tổng số tiền vi phạm 4.077 triệu đồng; số tiền kiến nghị thu hồi: 714 triệu đồng; số tiền kiến nghị xử lý khác: 3.363 đồng.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tiếp tục được tăng cường...

Chủ đề Phòng chống tham nhũng

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo, công dân Việt Nam không đến Ukraine, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.