Về thể chế, Chủ tịch UBND tỉnh giao giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ các quyết định công bố thủ tục hành chính (TTHC) của các bộ, ngành có liên quan theo ngành, lĩnh vực (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) kịp thời tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố và cập nhật, công khai các TTHC này trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC đúng quy định; đồng thời hoàn thành việc tái cấu trúc, quy trình nghiệp vụ các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, đơn giản hóa các TTHC, giấy tờ có liên quan. Thực hiện nhiệm vụ này thường xuyên, kịp thời ngay sau khi Bộ, ngành ban hành quyết định công bố.
Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh đã đi kiểm tra và động viên cán bộ, chiến sĩ thực hiện “chặng nước rút” hoàn thành việc cài đặt, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử cho người dân tại huyện Lộc Hà.
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện rà soát, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2023 xem xét, thông qua chính sách miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện TTHC thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để khuyến khích người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ giải quyết TTHC bằng hình thức trực tuyến từ xa
Giao Sở LĐ-TB&XH khẩn trương hoàn thành rà soát, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2023 xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2025 có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy theo quy định của Luật Cư trú.
Về dịch vụ công trực tuyến, giao giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh tiếp tục tập trung rà soát, đề xuất chuyển đổi quy trình thực hiện TTHC, dịch vụ công trực tuyến đối với các TTHC thuộc thẩm quyền quản lý từ phương thức truyền thống sang thực hiện trên môi trường điện tử; tiếp tục chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, xây dựng các biểu mẫu điện tử để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố danh mục TTHC đủ điều kiện triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình; hoàn thành, báo cáo UBND tỉnh (gửi về Sở TT&TT trước ngày 31/6/2023; Sở TT&TT tổng hợp, hoàn thiện trình UBND tỉnh trước ngày 10/7/2023 kèm dự thảo quyết định công bố danh mục TTHC đủ điều kiện triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình).
Tiếp tục chủ động rà soát, đánh giá, kiểm tra tình hình 53 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ thuộc thẩm quyền quản lý của mình và phối hợp với Sở TT&TT thực hiện đánh giá toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống Cổng Thông tin dịch vụ công trực tuyến tỉnh. Từ đó, lựa chọn, đề xuất những dịch vụ công thiết thực, tần suất sử dụng cao gắn liền nhu cầu hàng ngày của người dân, doanh nghiệp, có điều kiện để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tiến tới cung cấp các ứng dụng TTHC để người dân, doanh nghiệp tương tác hiệu quả với chính quyền; hoàn thành trước ngày 15/7/2023. Về công tác số hóa, chuẩn hóa dữ liệu
Giao giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn đầu tư trang thiết bị, tập trung nguồn lực đẩy nhanh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại các cấp chính quyền. Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC để làm giàu kho dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp lại các thông tin, dữ liệu đã có/lưu trữ trên hệ thống. Tiếp tục tham mưu việc kết nối, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh để đảm bảo đồng bộ, thực chất, hiệu quả.
Sở TT&TT chủ trì, phối hợp triển khai rà soát, đánh giá, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện, việc nâng cấp Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân để lưu trữ và tái sử dữ dụng tài liệu điện tử; hoàn thành trước ngày 15/9/2023.
Công an Hà Tĩnh về cơ sở hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt ứng dụng định danh điện tử.
Về hạ tầng công nghệ thông tin, giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá tổng thể hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, an toàn, an ninh thông tin của tỉnh theo Văn bản hướng dẫn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ TT&TT. Đảm bảo giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ triển khai Đề án 06 và công tác chuyển đổi số.
Về việc đáp ứng yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin, giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát nhu cầu đào tạo cụ thể về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ, công chức, viên chức. Từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ gắn với yêu cầu chuyển đổi số đảm bảo chất lượng, hiệu quả; hoàn thành trước ngày 25/6/2023.
Về nguồn lực thực hiện, giao Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư công để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 và công tác chuyển đổi số; kịp thời tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, xửu lý theo quy định. Giao Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí chi thường xuyên cho việc triển khai Đề án 06 và chuyển đổi số theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là đối với việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin, tránh tình trạng cắt giảm kinh phí hoặc đưa vào tổng thể chi phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương làm ảnh hưởng đến tiến độ chung về chuyển đổi số.
Tổ chuyển đổi số trong cộng đồng phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho người dân.
Về công tác tuyên truyền, giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung về Đề án 06. Chỉ đạo Cổng Thông tin điện tử tỉnh, các cơ quan, báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn và báo địa phương đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung Đề án 06 trên báo chí, trên môi trường mạng, trên hệ thống truyền thanh, truyền hình... Giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp Công an tỉnh đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền về Đề án 06 tại các màn hình LED, biển quảng cáo ngoài trời để tạo sự đồng thuận ủng hộ của người dân, doanh nghiệp.
Công an tỉnh (cơ quan Thường trực Đề án 06 tỉnh) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh việc xác thực, tích hợp, hiển thị các thông tin, giấy tờ cá nhân trên ứng dụng VnelD, đẩy nhanh thay thế việc cung cấp các giấy tờ cá nhân trong thực hiện giao dịch, thủ tục hành chính. Tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền Đề án 06 hiệu quả, thiết thực; đẩy mạnh xây dựng, cập nhật, kết nối, liên thông các nền tảng số, Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đồng bộ, thực chất, hiệu quả. Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các nhiệm vụ Đề án 06 trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của các Bộ, ngành. Chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT, Văn phòng UBND tỉnh đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung trên; tổng hợp các nội dung vướng mắc, cần tháo gỡ. Trường hợp vượt thẩm quyền, tham mưu báo cáo Tổ công tác Đề án 06 tỉnh xem xét, quyết định.