Nhiều tàu hải quân của Indonesia hôm 22/4 đã tích cực tìm kiếm chiếc tàu ngầm được cho là có khả năng chìm quá sâu và khó có thể trục vớt.
Tàu ngầm Hải quân Indonesia KRI Nanggala di chuyển trong vùng biển ngoài khơi Tuban, Đông Java, Indonesia. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, Hải quân Indonesia tin rằng nhiều khả năng chiếc tàu ngầm KRI Nanggala 402 đã chìm xuống độ sâu khoảng 600 - 700 mét. Ông Frank Owen, Thư ký Viện Tàu ngầm Australia, nhận định đây là độ sâu mà bất cứ đội cứu hộ nào trên thế giới đều bất lực.
“Hầu hết các hệ thống cứu hộ tàu ngầm chỉ có thể hoạt động ở độ sâu khoảng 600 mét. Chúng có thể lặn xuống sâu hơn, do có biên độ an toàn trong thiết kế, song các thiết bị như máy bơm hay những hệ thống liên quan có khả năng không hoạt động. Các phương tiện cứu hộ có thể lặn xuống độ sâu đó, nhưng chưa chắc đã vận hành được”, ông Owen nói.
Điều này cũng khiến cơ hội sống sót của 53 thành viên trên tàu trở nên mỏng manh hơn. Các nước láng giềng đã gấp rút đưa tàu cứu hộ của họ đến để hỗ trợ Indonesia tìm kiếm.
Đô đốc Hải quân Indonesia, Adm. Yudo Margono, cho biết oxy dự trữ trong tàu ngầm sẽ hết vào khoảng 3 giờ sáng ngày 24/4. Ông cho biết lực lượng cứu hộ đã tìm thấy một vật thể không xác định có từ tính cao trong khu vực và các quan chức hy vọng đó là tàu ngầm.
Ông Ahn Guk-hyeon, một quan chức của Cơ quan Đóng tàu và Hàng hải Daewoo của Hàn Quốc, cho biết tàu ngầm có khả năng bị nổ nếu nó chìm ở độ sâu hơn 200 mét vì không thể chịu nổi áp suất. Ông cho biết thêm công ty đã nâng cấp nhiều cấu trúc và hệ thống bên trong tàu ngầm Indonesia, nhưng họ thiếu thông tin mới nhất về con tàu.
Ông Owen, một cựu thủy thủ tàu ngầm đã phát triển hệ thống cứu hộ tàu ngầm của Australia, cho biết tàu Indonesia không được lắp ghế cứu hộ xung quanh cửa thoát hiểm, thường được thiết kế để cứu hộ dưới nước. Tàu ngầm có thể nổi lên từ độ sâu 500 mét mà không có bất kỳ thiệt hại nào nhưng không thể nói liệu nó có phát nổ ở độ sâu 700 mét hay không.
Tàu ngầm KRI Nanggala chạy bằng động cơ diesel khi đang tham gia một cuộc diễn tập hôm 21/4 thì mất tích. Các quan chức đã tìm thấy vệt dầu loang và mùi dầu diesel gần vị trí lặn cuối cùng của con tàu, khoảng 96 km về phía bắc của hòn đảo nghỉ mát Bali của Indonesia.
Hải quân Indonesia trước đó cũng cho biết tàu ngầm Nanggala có thể gặp sự cố mất điện khi đang lặn, khiến chiến hạm mất kiểm soát và không thể thực hiện được các quy trình khẩn cấp để khôi phục hoạt động. Nanggala do Đức chế tạo, được Indonesia mua và biên chế năm 1981.
Tàu hải quân Indonesia không phải trường hợp đầu tiên gặp sự cố trên thế giới. Vào tháng 11/2017, một tàu ngầm Argentina cùng với 44 thành viên thủy thủ cũng đoàn mất tích ở Nam Đại Tây Dương, gần một năm trước khi xác tàu được tìm thấy ở độ sâu 800 mét. Vào năm 2019, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra trên một trong những tàu lặn nghiên cứu biển sâu của Hải quân Nga, khiến 14 thủy thủ thiệt mạng.
Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động BĐBP Hà Tĩnh tổ chức kiểm tra thực hành "3 tiếng nổ" cho 80 chiến sỹ nhập ngũ năm 2025 và 16 tiểu đội trưởng, trung đội trưởng của đơn vị.
Thiếu tá Bùi Công Phương - người "bác sĩ" giúp các vũ khí có trong biên chế tăng tuổi thọ, nâng cao tính năng chiến đấu, phục vụ tốt nhiệm vụ của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh.
Lực lượng chức năng và cư dân biên giới Hà Tĩnh với các địa phương nước bạn Lào luôn ấm nghĩa, nặng tình, đoàn kết và tin yêu lẫn nhau để xây dựng tuyến biên giới chung giàu đẹp.
Hơn 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp cán bộ chiến sỹ BĐBP 2 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã trải qua những chặng đường gian lao, vất vả nhưng cũng hết sức vẻ vang, lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Các chiến sĩ Trung đoàn 841 - Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã thuần thục các tư thế, động tác, tâm lý bình tĩnh, tự tin, giành kết quả cao nhất, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Tham gia các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh đã nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” được Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh và cấp uỷ, chỉ huy các cấp triển khai tích cực, đồng bộ, đạt kết quả toàn diện.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh học và làm theo gương Bác mỗi ngày bằng những việc làm, hành động cụ thể để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, đảm bảo an ninh biên giới.
Trung tướng Trần Võ Dũng - Chính ủy Quân khu 4 bàn giao chức trách nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy cho Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu; bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chính ủy Quân khu cho Thiếu tướng Đoàn Xuân Bường - Phó Chính ủy Quân khu.
Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm ngày Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, kết thúc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bắt lúc 10h (giờ Moscow - 14h giờ Hà Nội) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Nga với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân và nhiều đơn vị khí tài.
Mỗi ven đất đào móng, mỗi viên gạch xây tường, làm nhà cho đối tượng yếu thế trên địa bàn Hà Tĩnh đều thấm đẫm mồ hôi và mang nặng tấm lòng của những người lính.
Hội thao là dịp để Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đánh giá kết quả huấn luyện và khả năng phối hợp, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân cơ động, tại chỗ.
Sáng nay (7/5), Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025 tại thị xã Hồng Lĩnh và huyện Hương Sơn.
Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, quật cường, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ Tổ quốc, quân và dân Hà Tĩnh tự hào góp sức vào Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
16 lãnh đạo cấp phòng thuộc Công an Hà Tĩnh tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi đều là những cán bộ có bề dày kinh nghiệm, có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT và xây dựng lực lượng của ngành.
Những chiến sỹ Điện Biên quê Hà Tĩnh năm xưa giờ đây đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ký ức về một thời hoa lửa ở miền Tây Bắc dường như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người.
Lần đầu tiên sải bước trong đội hình duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Moskva, Liên bang Nga), mỗi quân nhân Hà Tĩnh cảm nhận sâu sắc niềm vinh dự, tự hào khi đại diện cho Tổ quốc và Quân đội nhân dân Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Chiều tối 3-5 (giờ địa phương), tức rạng sáng 4-5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Liên bang Nga đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025).
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Lâm Thành là lính thợ tay nghề cao, nhiều sáng kiến, luôn gắn bó với những “ông già thép” - xe thiết giáp BTR-152 của LLVT Hà Tĩnh.
Lễ đón đoàn diễn ra trang trọng, chu đáo thể hiện sự ghi nhận đối với công lao đóng góp của cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh trong tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Sáng 30/4, những máy bay chiến đấu SU30MK2 hiện đại nhất Việt Nam có màn bắn gần 400 quả đạn nhiễu trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, tạo nên khung cảnh vô cùng rực rỡ trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp tiếp thêm niềm tin, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26-30/4/1975) là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.