Tàu ngầm Indonesia chở 53 người mất liên lạc: Gặp sự cố mất điện?

Hải quân Indonesia cho biết chiếc tàu ngầm KRI Nanggala-402 hiện đang mất tích có thể gặp sự cố mất điện khiến con tàu mất kiểm soát và không thể nổi lên. Ngoài ra, vết dầu loang cho thấy có thể thùng nhiên liệu bị thủng.

Tàu ngầm Indonesia chở 53 người mất liên lạc: Gặp sự cố mất điện?

Ảnh chụp tàu ngầm KRI Nanggala-402 của Indonesia năm 2014 - Ảnh: REUTERS

“Có thể trong quá trình lặn tĩnh đã xảy ra sự cố mất điện khiến con tàu mất kiểm soát và không thể thực hiện các quy trình khẩn cấp”, Hãng tin Reuters dẫn lời hải quân Indonesia nói.

Theo đó, thay vì nổi lên sau sự cố, con tàu được cho là đã chìm xuống độ sâu 600-700m. Con tàu được chế tạo để chịu được áp suất ở độ sâu tối đa chỉ 250m.

Tham mưu trưởng quân đội Indonesia, tướng Hadi Tjahjanto, xác nhận con tàu bị mất tín hiệu hoàn toàn với trung tâm chỉ huy lúc 4h30 sáng 21-4.

Bộ Quốc phòng nước này cho biết, có 53 người trên tàu ngầm, gồm 49 thủy thủ, một chỉ huy và 3 chuyên gia vũ khí, dù sức chứa thiết kế chỉ hơn 30 người.

Tàu ngầm Indonesia mất tích ở vùng biển cách đảo Bali khoảng 96km về phía bắc khi đang tham gia một cuộc diễn tập huấn luyện bắn ngư lôi.

Một chiếc trực thăng sau đó phát hiện vết dầu loang ở nơi con tàu bắt đầu lặn. Theo hải quân Indonesia, đây có thể là do hư hỏng đối với thùng nhiên liệu do áp lực của nước biển hoặc cũng có thể là tín hiệu cấp cứu của các thành viên trên tàu.

Tàu ngầm Indonesia chở 53 người mất liên lạc: Gặp sự cố mất điện?

Lực lượng cứu hộ chuẩn bị thực hiện sứ mệnh tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala-402 - Ảnh: AP

Indonesia đã triển khai nhiều tàu tìm kiếm tàu ngầm mất tích và các nước Singapore, Úc, Ấn Độ cũng đã lên tiếng sẽ hỗ trợ. “Chúng tôi sẽ giúp đỡ các nước láng giềng hết sức”, Ngoại trưởng Úc Marise Payne nói.

Tàu KRI Nanggala do Đức chế tạo năm 1981 là một trong năm chiếc tàu ngầm hiện có của Indonesia.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh các lực lượng an ninh Indonesia đang đối mặt với nhiều áp lực và thách thức, bao gồm vô số vụ việc liên quan đến tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Natuna.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.