Tha thứ

Con bé, đã thành con chị. Chị chỉ là một người mẹ muốn bù đắp thiếu thốn cho con mình, tha thứ cho những ích kỷ và toan tính của chị.

Căn hộ chung cư chưa tròn sáu mươi mét vuông, hai phòng ngủ, một phòng tắm, một tấm đan gá lên làm bếp. Cũng may có một khoảnh sân chừng hai mét vuông, vừa làm chỗ rửa ráy, vừa làm chỗ phơi quần áo.

Trước có hai mẹ con, cũng ổn, nay thêm hai mẹ con nữa, o ép mấy cũng thấy chật chội.

Sáng, chị túm vội mái tóc, tất tả bật bếp nấu bữa sáng, tiện bữa trưa cho chị. Thằng Huy con chị không chịu ăn sáng bên ngoài, món gì nó cũng nói không an toàn, cơm tấm thì sườn mua chợ chiều ôi thiu, bún phở nó nói nước hầm từ thịt chuột. Trẻ con giờ khôn hơn rận, lại có thứ được gọi là internet hậu thuẫn, nên thứ gì cũng biết.

Chợt thằng Huy hét lên, áo nó bị tóm xếch ngược, nó vùng vằng:

- Cô bỏ cháu ra.

Chị nhíu mày, từ ngày hai mẹ con cô của Huy đến đây ở, không ngày nào là không có chuyện. Cô cũng làm mẹ trẻ con rồi, mà so đo xét nét từng tí với cháu. Cô giơ cái điện thoại ra:

- Chị xem, con chị lưu số điện thoại của em là Cá Hô. Huy trừng mắt:

- Lưu sao là quyền của cháu.

Chị quay lưng, chợt nhớ hồi đó, trong điện thoại của gã đàn ông chị đã gọi là chồng, số của nhân tình anh ta lưu là Xã Hai. Chị quay lưng tiếp tục công việc của mình, buổi sáng thời gian chị không có nhiều, lát còn phải đưa Huy đến trường rồi tất tả đến cơ quan.

tha thu

Ảnh mang tính minh họa

Thằng Huy cáu:

- Cô là ai, trơ mặt đến ở nhà cháu, ăn không rửa bát, ở không quét nhà.

- Cô là em bố cháu, là cô của cháu.

Thằng Huy hứ dài, cô nó chột dạ, im bặt.

Chị cũng không hiểu mình nghĩ gì, khi đêm đó, hai mẹ con cô thất thểu tới gõ cửa, chị lại đồng ý cho họ vào nhà, nói thằng Huy chuyển sang phòng mình, nhường phòng cho hai mẹ con họ, giữa đêm khuya còn bật bếp nấu cho hai mẹ con nồi cháo trứng.

Đã bốn năm nay, nhà chị không có thứ gì hay ai có tên gọi là chồng, là bố. Ngày chị về làm dâu, cô em tai quái này đã hành chị không ít. Ban đầu thì chê chị nhỏ con, chim chích đẻ gà ri, sau nói chị vụng về, ra lườm vào nguýt. Mãi đến khi mẹ chồng chị gào thét khóc lóc, chị mới hay cô với cái thai ba tháng, cuốn gói theo người đàn ông cô yêu mà cả nhà chưa ai thấy mặt.

Cô quệt nước mắt:

- Đàn ông là lũ khốn, ăn rồi quẹt mỏ như gà. Con cũng có rồi mà nó vẫn trăng hoa gái gú.

Rồi cô nhìn chị:

- Em về mới biết chuyện chị, em cũng không ngờ anh em lại khốn nạn thế. Vợ con đàng hoàng lại muốn phòng nhì phòng ba, loại đó quên cho nhanh.

Chị cười nhạt:

- Cô lo thân mình đi đã.

Ngày đó, cô trốn nhà theo người kia, hai người dắt nhau vào tận Lâm Đồng hay Đăk Lăk gì đó, chẳng cưới hỏi, cứ thế sinh con. Cuộc sống tha phương, thứ gọi là tình yêu bị đè chết bởi miếng cơm manh áo. Anh chàng kia của cô chán chẳng thèm cô nữa, cũng bởi cuộc sống khó khăn. Bà chủ nơi anh ta làm hay nhờ anh ta chút chuyện này nọ, có lần bà nhờ anh ta ở lại qua đêm trông nhà cho đỡ sợ. Sau đêm đó, anh ta thành chồng bà chủ.

Cô lếch thếch bế con về quê, mẹ đẻ đóng cửa không cho vào, đành muối mặt đến gõ cửa nhà chị dâu cũ.

Mình chị nuôi thằng Huy đã chật vật, nay thêm hai miệng ăn, tiền điện tiền nước cũng tăng, chị không biết mình trụ thêm được mấy tháng, mở miệng bảo họ đi thì chị không làm được. Cô cũng chẳng biết điều, đến bữa bế con ra ngồi chiếm chỗ, cơm không nấu, bát không rửa. Chị nghĩ có khi mình điên rồi. Gã đàn ông chị từng gọi là chồng ấy, giờ không còn tồn tại trong cuộc sống của mẹ con chị. Vào một ngày cuối tháng Tám, chị còn làm đám giỗ cho gã. Với chị, gã đã chết, thật sự chết. Thế thì em của gã, việc gì chị phải cưu mang?

tha thu

Thằng Huy xem ra còn tỉnh táo hơn chị, nó nói thẳng và nói thật. Thấy chị đi làm về với túi thức ăn, còn bà cô hờ cô hững nằm võng ôm con ngủ, ăn xong mẹ nó lại bê bát đũa đi rửa, nó gần như nổi khùng. Chị quyết định nói chuyện thẳng thắn:

- Cô định cứ thế này mãi?

- Chị bảo em phải thế nào? Mẹ không cho em vào nhà, em không có tiền, em biết đi đâu?

Nghe giọng cô như muốn ăn vạ, chị thủng thẳng:

- Tôi với cô cũng chả máu mủ.

Chị dứt khoát rồi, ai nói chị tàn nhẫn, chị chịu. Chị chỉ có thằng Huy, vì nó mà chị cố sống, cố vượt qua những tháng ngày đen tối. Thằng Huy là cây gậy chống, là ánh sáng còn sót lại duy nhất cho cuộc đời chị. Từ ngày đó, gã nó gọi là bố không một lời hỏi han, thì chị vì cớ gì phải cưu mang kẻ không có họ hàng với mình.

Chị chỉ là một người mẹ muốn bù đắp thiếu thốn cho con mình, tha thứ cho những ích kỷ và toan tính của chị.

- Chị cho em ở lại đây ít bữa nữa thôi. Hay là chị cho em gửi cháu, em đi tìm nó. Có tiền rồi em sẽ đi ngay.

Cô hào hứng nói về kế hoạch của mình, rằng cô sẽ đi gặp bà chủ giàu có kia, hẳn bà ta sẽ không ngần ngại ném ra ít tiền để mua sự bình an. Mà cô cũng chỉ cần có tiền. Hai bên đều có lợi.

Chị thở dài:

- Cô nên về với mẹ, không mẹ nào bỏ con đâu.

- Chị cho em suy nghĩ thêm, chị nhé!

Nói thế nhưng một sáng thức dậy, cô đã đi mất, con bé con vẫn ngủ say ở góc giường.

Con bé đặc biệt ngoan, không mấy khi đòi hỏi hay khóc lóc, thường giương đôi mắt to tròn lên nhìn. Từ ngày ở đây, nó chỉ nghe mẹ xúi “chào bác” thì lặp theo, chị cũng e ngại nên không gần gũi nó. Nay mẹ nó vứt nó lại, chị phải làm sao đây?

Con bé tỉnh giấc, nghe chị nói mẹ đi công chuyện, mấy bữa nữa sẽ về, nó chỉ im lặng, không khóc. Chị lại thấy thương, trẻ con vốn dĩ nên có cha chiều mẹ dưỡng, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình khiếm khuyết luôn đáng thương, đầy đủ mấy cũng vẫn là thiếu thốn.

Điện thoại không liên lạc được, chị đành bế con bé đi gửi trẻ, chiều lại tất tả cơm nước, lại nuôi con mọn lần nữa. Con bé năm tuổi mà bé như cây kẹo, tóc tai bù xù. Chị mang nó ra chợ, mấy bộ quần áo rẻ tiền cùng vài đường kéo, con bé nhìn sáng sủa hẳn. Ngày trước chị đã mơ ước có một cô con gái để sắm sanh váy vóc, xí xọn tóc tai. Nghe chị nói, gã chỉ im lặng, khi ấy chị tưởng gã không thích con gái, sau này mới hiểu, từ trước đó lòng gã đã không còn ở trong nhà chị nữa. Phụ nữ luôn mù quáng thế, yêu là lôi hết ruột gan, không hề biết gã đàn ông đang ở trong nhà mình nhưng cả tâm hồn và thể xác lại đang du ngoạn cùng ả đàn bà khác.

Con bé với bộ quần áo mới, nhoẻn cười với chị, làm chị sực tỉnh. Chuyện đã cũ lắm rồi, chị đã buông tay từ lâu, nghĩ đến gã chị chỉ còn lại vài tiếng thở dài. Lại trách mẹ con bé, đàn bà, dù suy tính gì cũng phải lo cho con cái, chồng không ra gì thì càng phải thương yêu mình và con gấp bội. Nhìn con bé say ngủ, chị định bụng sẽ mang nó về trả cho ông bà ngoại nó, là bố mẹ chồng cũ của chị. Từ ngày chị đưa thằng Huy đi, chưa quay về lần nào, tết nhất cũng không. Ông bà cũng chẳng hỏi han cháu. Một gia đình cứ thế thành người dưng nước lã.

Chị chưa kịp trả con bé thì nhận được tin mẹ nó không còn. Trong điện thoại của cô lưu số của chị nên người ta gọi điện về báo. Đại khái, cô đi tìm anh chàng kia thật, trái với suy nghĩ của cô, bà chủ giàu có kia đã không chịu trả người mà tiền cũng không chịu nhả một xu. Anh chàng mới hưởng cuộc sống giàu sang có người cung phụng cũng quay ngoắt không nhìn cô, cô nhắc đến con gái thì anh ta cười nhạt bảo con muốn lúc nào chẳng được. Ba người xô xát, nhà lại gần đường, cứ thế cô lôi gã đàn ông cô nghĩ là chỗ dựa của đời mình ra đường...

Chị không đến đám tang cô, chị không biết nói gì với những người cũ, cũng không muốn chứng kiến thứ gọi là ân hận. Bố mẹ chồng cũ của chị sẽ thế nào khi nhìn thấy mẹ con chị. Chị không đến, bởi chị bận dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa thêm vài thứ cho thành viên mới.

Con bé, đã thành con chị. Chị chỉ là một người mẹ muốn bù đắp thiếu thốn cho con mình, tha thứ cho những ích kỷ và toan tính của chị.

Theo Phunuonline

Đọc thêm

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Theo các chuyên gia, mỗi người chỉ nên sở hữu từ 1 đến 2 thẻ tín dụng để dễ quản lý và tránh rủi ro về tài chính. Việc sử dụng nhiều thẻ có thể dẫn đến việc quên thanh toán hàng tháng.
Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.