Thanh tra toàn bộ doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm

Năm 2023, thanh tra ngành lao động các cấp sẽ làm việc với doanh nghiệp nợ đọng, chậm đóng, trốn đóng BHXH nhằm thu hồi số nợ lên tới hơn 14.600 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, kế hoạch thanh tra chia làm nhiều đợt trong năm, thực hiện tại nhiều tỉnh thành, có thanh tra phụ trách các vùng và sở lao động thương binh và xã hội địa phương cùng tham gia. Thời gian, danh sách doanh nghiệp thanh tra được công khai, đơn vị vi phạm quy định sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật.

Thanh tra toàn bộ doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm

Người lao động tìm kiếm cơ hội mới tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội khi mất việc vì đại dịch. Ảnh: Ngọc Thành

Thống kê đến hết tháng 9/2022, doanh nghiệp cả nước chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi lên gần 14.600 tỷ đồng, chiếm gần 3,4% số phải thu. Chậm đóng xảy ra ở tất cả loại hình doanh nghiệp do chây ì, dùng tiền cho hoạt động kinh doanh khác thay vì đóng BHXH.

Đơn cử tại Hà Nội, doanh nghiệp nợ đóng BHXH hơn 5.100 tỷ đồng (chiếm 8,8% số tiền cần thu). Trong đó hơn 3.500 đơn vị nợ kéo dài từ hai năm trở lên. Đại diện một số doanh nghiệp cho hay tình trạng nợ, chậm đóng do khó khăn trong sản xuất hoặc làm ăn thua lỗ. Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã nhiều lần gửi văn bản lẫn làm việc trực tiếp nhưng doanh nghiệp vẫn chưa đóng.

Ông Lê Hùng Sơn, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho hay việc xử lý các đơn vị cố tình trốn đóng BHXH theo Điều 216, Bộ luật Hình sự gặp khó khăn. Bốn năm qua, cơ quan Bảo hiểm xã hội kiến nghị khởi tố 382 vụ trốn đóng BHXH, nhưng chưa vụ nào bị xử lý, 186 vụ trong đó bị cơ quan điều tra xác định không khởi tố vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Khi công an tới làm việc, một số doanh nghiệp nộp tiền nên không khởi tố nữa. Một số chưa đủ yếu tố cấu thành tội, doanh nghiệp nói “chưa kịp đóng chứ không trốn”.

Theo Hồng Chiêu/VNE

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.