Thay "áo mới" cho các xã bị ảnh hưởng bởi dự án mỏ sắt Thạch Khê

(Baohatinh.vn) - Huyện Thạch Hà đang đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng cho các xã chịu ảnh hưởng của Dự án mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh). Các dự án sau khi hoàn thiện sẽ không chỉ cải thiện cơ sở hạ tầng mà còn góp phần khắc phục khó khăn sản xuất, ổn định đời sống dân cư trong khu vực...

Thay “áo mới” cho các xã bị ảnh hưởng bởi dự án mỏ sắt Thạch Khê

Trụ sở UBND xã Thạch Lạc được xây dựng từ năm 1998 nay đã xuống cấp nghiêm trọng

Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (Thạch Hà) Hồ Văn Thoan cho biết: Ủy ban xã có tất cả 21 cán bộ, công chức đang công tác. Tuy nhiên, trụ sở cũ được xây dựng từ năm 1998 hiện đã xuống cấp một số hạng mục, không thể đảm bảo cho chức năng làm việc và vấn đề giao dịch của người dân.

Căn phòng làm việc của ông Thoan chưa đầy 20m2 tại dãy nhà cấp 4 được hoàn thiện trong năm 2008 là nơi làm việc chật chội của 3 người: Phó Chủ tịch xã, cán bộ khuyến nông và cán bộ chăn nuôi - thú y.

Thay “áo mới” cho các xã bị ảnh hưởng bởi dự án mỏ sắt Thạch Khê

Mỗi ngày, Văn phòng trụ sở UBND xã Thạch Lạc tiếp gần 20 lượt người dân đến giao dịch

Tương tự, tại UBND xã Thạch Trị (Thạch Hà) có hơn 30 cán bộ, công chức nhưng lại chỉ vỏn vẹn 12 phòng làm việc. "Tình trạng 2 -3 người ngồi chung 1 phòng làm việc là chuyện thường. Đơn cử như chủ tịch và phó chủ tịch hay bí thư đảng ủy cùng phó chủ tịch HĐND. Các chức danh khác như địa chính - văn hóa, văn phòng - tư pháp - nông thôn... đều chung phòng làm việc", Chủ tịch UBND xã Nguyễn Công Hường cho biết.

Thay “áo mới” cho các xã bị ảnh hưởng bởi dự án mỏ sắt Thạch Khê

Trụ sở cũ kỹ UBND xã Thạch Trị gồm 2 dãy nhà cấp 4 có 12 phòng làm việc và 1 hội trường lớn hiện đã được dỡ bỏ để xây mới từ nguồn tiền của dự án

Trước thực trạng trên, dự án "Cải thiện cơ sở hạ tầng cho các xã chịu ảnh hưởng của Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và thực hiện Đề án 946" do UBND huyện Thạch Hà làm chủ đầu tư đã tiến hành khởi công xây dựng 2 trụ sở làm việc cho 2 xã vào tháng 10/2018, dự kiến tháng 7/2019 sẽ đưa vào sử dụng. Các trụ sở đều có thiết kế 2 tầng với tổng diện tích xây dựng gần 1.000m2 trên nền trụ sở cũ với tổng mức đầu tư 7.9 tỷ đồng/dự án.

Thay “áo mới” cho các xã bị ảnh hưởng bởi dự án mỏ sắt Thạch Khê

Dự án trụ sở làm việc xã Thạch Lạc...

Thay “áo mới” cho các xã bị ảnh hưởng bởi dự án mỏ sắt Thạch Khê

... và UBND xã Thạch Trị đều có thiết kế 2 tầng với tổng diện tích xây dựng gần 1.000m2

Được biết, Dự án "Cải thiện cơ sở hạ tầng cho các xã chịu ảnh hưởng của Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và thực hiện Đề án 946" có tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. Trong đó, 183 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương (trước mắt bố trí 30 tỷ đồng), 12 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh và 7,6 tỷ đồng từ ngân sách huyện Thạch Hà cùng chủ đầu tư huy động.

Dự án được triển khai thực hiện trên 10 xã chịu ảnh hưởng bởi khai thác mỏ sắt Thạch Khê gồm Thạch Bàn, Thạch Khê, Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Lạc, Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Thắng, Tượng Sơn trong giai đoạn từ 2017-2020.

Dự án có 20 dự án thành phần gồm đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm chuyển đổi việc làm, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng từ đó nâng cao chất lượng sống; đầu tư hạ tầng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ, phục vụ nhân dân được tốt hơn, đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt văn hóa - thể thao cộng đồng; tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh các xã trong vùng.

Thay “áo mới” cho các xã bị ảnh hưởng bởi dự án mỏ sắt Thạch Khê

Công trình trụ sở mới đang được triển khai xây dựng sẽ góp phần đảm bảo tốt cho bộ máy UBND xã Thạch Trị sau khi đưa vào hoạt động

Bên cạnh đó, dự án còn đầu tư các hạng mục về nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân, xử lý rác thải góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Các hạng mục thương mại dịch vụ, công nghiệp được cải thiện nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên vùng ven biển; tạo việc làm, chuyển đổi nghề, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Phó trưởng BQL các dự án xây dựng cơ bản huyện Thạch Hà, Ngô Đức Quy cho biết: "Giai đoạn 1 (2017-2020), song song cùng hai dự án trụ sở làm việc ở Thạch Trị và Thạch Lạc, chúng tôi sẽ tiếp tục cho triển khai tiểu dự án "Nâng cấp đường giao thông liên xã Thắng - Hội" có tổng mức đầu tư 57 tỷ đồng và "Nâng cấp hệ thống kênh thoát lũ kết hợp đường giao thông nông thôn xã Thạch Đỉnh" với số tiền 8,5 tỷ đồng.

Các dự án sau khi hoàn thiện sẽ không chỉ cải thiện cơ sở hạ tầng cho các xã mà còn góp phần khắc phục khó khăn trong sản xuất, ổn định đời sống dân cư trong khu vực, tiến tới xây dựng nông thôn mới bền vững".

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.