Thế giới dõi theo bầu cử Pháp

Cử tri Pháp hôm nay (7-5) đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử mà kết cuộc không chỉ định đoạt số phận nước Pháp, mà còn cả EU cùng bàn cờ chính trị thế giới.

the gioi doi theo bau cu phap

Những người ủng hộ ứng cử viên Emmanuel Macron tụ tập trước nhà ông một ngày trước khi bỏ phiếu chính thức - Ảnh: AFP

Cử tri Pháp đi bỏ phiếu với hành trang là những cảm nhận còn đọng lại từ những thông điệp đủ loại mà ứng cử viên của họ đã đưa ra, hay ngược lại từ những phản ứng bất đồng với ứng cử viên mà họ đã định chọn không bỏ phiếu cho.

Sự phân lập này là rõ nét nơi số cử tri đã bỏ phiếu ở vòng một, trong đó 24,01% số phiếu hợp lệ ngả về ông Emmanuel Macron, còn về phía bà Marine Le Pen là 21,3%.

Biết làm sao bây giờ khi mà vào năm 2017 này cả cánh hữu và cánh tả truyền thống đều “tan tác”, và nay chủ trương dồn phiếu cho một ứng cử viên tự định nghĩa là “mới một năm trước chưa ai biết đến” song “khác hẳn với những chính khách đi trước do lẽ đã có một nghề nghiệp thực sự trong lĩnh vực tư và trong lĩnh vực công” - lý do đầu tiên trong số “10 lý do để chọn Macron” trên trang web “Tiến lên” của ông này.

Ứng cử viên 40 tuổi này tin rằng sẽ sớm hạ tỉ lệ thất nghiệp bằng cách dựa vào kinh nghiệm đã có khi còn làm việc trong ngân hàng tư và là bộ trưởng tài chính.

Cách nói như thế chính là một trong những nhát liễu kiếm ngọt sớt mà ứng cử viên trẻ tuổi này đã đâm thẳng vào đối thủ Marine Le Pen: “Xin lỗi bà, trong chừng đó năm bà đã là nghị sĩ (Nghị viện châu Âu), song công chuyện duy nhất của bà là chỉ trích, là chửi bới chứ không đóng góp gì tích cực”!

Ông Macron còn lạnh lùng cảnh báo chẳng “nợ nần” gì ai (lý do thứ tư), do lẽ đường lối của ông chắc chắn khác trước. Đầu tiên là cắt giảm 1/3 số ghế trong quốc hội (lý do thứ nhì)! Cái khoản “tinh giản biên chế” trong lưỡng viện quốc hội ắt hẳn không “hạp nhĩ” cả lô chính khách cả đời chỉ có mỗi công chuyện là... “làm chính trị”.

Dù cuộc tranh luận tối thứ năm vừa qua được cho là bất quá chỉ “thêm mắm thêm muối” vào những chọn lựa có sẵn của các cử tri, song rõ ràng bà Le Pen cứ tạo cơ hội cho ông Macron hỏi vặn bà từ đầu đến cuối cuộc tranh luận.

“Thế dự án cầm quyền của bà là gì?” - ông Macron vặn lại khi “được” bà Le Pen hăng say chỉ trích “khơi khơi” kiểu: “Ông Macron là ứng cử viên của sự toàn cầu hóa man dại, của nạn “Uber hóa”, của công ăn việc làm tạm bợ, của sự tàn nhẫn xã hội, của sự phá nát các tập đoàn lớn của chúng ta... Đối đầu lại điều đó, tôi là ứng viên của nhân dân, của nước Pháp mà chúng ta yêu mến, của nền văn hóa Pháp, của nhà nước bảo vệ công ăn việc làm, bảo vệ biên giới...”.

Cứ mải mê “chửi đổng” như thế, đến khi bị đối thủ đâm nhát ân huệ: “Thế lấy gì bảo vệ biên giới?”, bà Le Pen lúng túng trả lời: “Thì nhờ nhân viên hải quan lo”, để rồi bị ông này “lên lớp”: “Nhân viên hải quan đâu có được huấn luyện, trang bị để bảo vệ biên giới... Bà lầm rồi” và chê tất tần tật: “Nước Pháp xứng đáng một điều gì tốt hơn, chứ không chỉ là chỉ trích, sợ hãi và hận thù”!

Trong bối cảnh ông Macron hầu như đang thắng thế như thế đó, chỉ có “trời” mới có thể cản được ông này. Và “ông trời” đó đã đợi sát giờ đi bỏ phiếu để ra chiêu “rò rỉ” tố cáo này nọ ông Macron. Đúng - sai chưa rõ, cứ gạch tên đi đã!

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.