Từ sáng sớm 31-3, hơn 1,3 tỉ người Công giáo đổ về các nhà thờ, tổ chức các hoạt động truyền thống và mở tiệc ăn mừng nhân ngày lễ Phục sinh.
Một tín hữu được rửa tội trong đêm Vọng Phục sinh (tức đêm trước ngày Phục sinh) tại một nhà thờ ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào tối 30-3 - Ảnh: AFP
Lễ Phục sinh thường diễn ra vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3 hoặc chủ nhật đầu tiên của tháng 4, nhằm kỷ niệm sự kiện Chúa Giê-su sống lại sau khi người bị đóng đinh trên thánh giá.
Vào ngày lễ lớn ngày, mọi người sẽ tụ tập với gia đình, họ hàng hoặc bạn bè, trao nhau những lời chúc tốt lành và cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon.
Một số quốc gia còn có phong tục vẽ trang trí lên những quả trứng - một biểu tượng của sự phục sinh vì quả trứng thường được xem như sự tái sinh. Trứng Phục sinh cũng thường được dùng làm quà tặng trong dịp lễ này.
Tại một số nhà thờ Công giáo, các linh mục còn tổ chức rửa tội cho một số tín hữu chuẩn bị gia nhập đạo Công Giáo nhân dịp lễ quan trọng này.
Giáo hoàng Francis, vị cha chung của tất cả những tín đồ Công giáo đã đến Quảng trường Thánh Peter, Vatican để chủ trì Thánh lễ Phục sinh bằng xe lăn từ 10h (theo giờ địa phương).
Theo Hãng tin AFP, suốt thời gian 2 tiếng 30 phút của Thánh lễ Phục sinh, vị Giáo hoàng 87 tuổi không hề bộc lộ sự mệt mỏi. Thậm chí, sau lễ, ngài còn gửi lời chào và chúc phúc cho một số tín hữu.
Trước đó, Giáo hoàng Francis đã hủy bỏ lễ rước tưởng niệm sự kiện Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thánh giá vào tối ngày 29-3 vì lý do sức khỏe.
Cũng nhân ngày Phục sinh, Giáo hoàng Francis kêu gọi Nga và Ukraine trao đổi tù nhân giữa hai bên.
Một thiếu nữ cầm nến Phục sinh cầu nguyện trong Thánh lễ Vọng Phục sinh tối 30-3 ở nhà thờ Thánh Kristoforos, thủ đô Jakarta, Indonesia - Ảnh: AFP Các nữ tu thuộc dòng tu nữ Đa Minh cầm nến Phục sinh ở nhà thờ Thánh Kristoforos, thủ đô Jakarta, Indonesia - Ảnh: AFP
Giáo hoàng Francis, người đứng đầu Giáo hội Công giáo vẩy nước Thánh ban phép lành cho những người tham dự Thánh lễ Phục sinh ở quảng trưởng Thánh Peter, Vatican sáng 31-3 - Ảnh: AFP Các linh mục đến từ nhiều quốc gia, mang trên mình nhiều sắc tộc, màu da khác nhau hòa chung một lời kinh cầu nguyện tại quảng trường Thánh Peter vào buổi sáng lễ Phục sinh - Ảnh: AFP Sáng 31-3, người dân đang rước kiệu với bức tượng Chúa Giê-su bị hư hại trong vụ đánh bom vào ngày Phục sinh năm 2019 tại Thánh Sebastian ở Katuwapitiya, Sri Lanka - Ảnh: AFP Người dân cầu nguyện bên cạnh bức tượng Đức Mẹ bế xác Chúa Giê-su vào sáng 31-3 ở Nhà thờ Thánh Tâm ở Lahore, Pakistan - Ảnh: AFP Các kỵ sĩ người Sorb mặc trang phục truyền thống màu đen, vừa hát vừa cưỡi ngựa trong lễ rước ngựa Phục sinh theo truyền thống của người dân tộc Sorb vào sáng 31-3 tại Ralbitz, miền đông nước Đức - Ảnh: AFP
Những người dân tạo dáng bên cạnh ảnh Vua Charles III và Công nương Catherine trước Lâu đài Windsor khi gia đình hoàng gia Anh chuẩn bị tham dự Thánh lễ Phục sinh tại Nhà nguyện Thánh George, thuộc lâu đài Windsor vào sáng 31-3 - Ảnh: AFP Cảnh sát trưởng Sở cảnh sát tỉnh Val d'Oise của Pháp, Philippe Court (trái) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp Gerald Darmanin (phải) đến Nhà thờ Thánh Maclou ở Pontoise, phía bắc thủ đô Paris để tham dự Thánh lễ Phục sinh sáng 31-3 - Ảnh: AFP
Theo Không quân Ukraine, Nga đã thực hiện cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) lớn nhất kể từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, khi phóng tổng cộng 273 thiết bị vào rạng sáng 18/5.
Cảnh sát tuyên bố một người đàn ông 26 tuổi đã bị bắt tại sân bay Luton ở London với cáo buộc âm mưu phóng hỏa gây nguy hiểm đến tính mạng của Thủ tướng Starmer.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi các nguồn tin Ukraine bày tỏ thất vọng vì đối thoại chưa có nhiều tiến triển.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ đang xem xét việc phát triển máy bay chiến đấu hai động cơ F-55, đồng thời nâng cấp mẫu F-22 Raptor lên phiên bản cải tiến là F-22 Super.
Xung đột Nga - Ukraine có thể bước vào một chương mới cuộc họp cấp cao tiềm năng giữa hai bên tại Istanbul ngày 15/5, nơi Moskva và Kiev được kỳ vọng nối lại đối thoại sau hơn 3 năm giao tranh khốc liệt. Tuy nhiên, sự hoài nghi và mâu thuẫn lợi ích khiến triển vọng hòa bình vẫn rất mong manh.
Tổng thống Trump cho rằng Liên minh châu Âu 'tệ hơn Trung Quốc', sau khi Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt cuộc chiến thương mại.
Lực lượng chức năng Thái Lan phát hiện một lượng lớn ma túy đang được vận chuyển qua cửa khẩu. Chủ phương tiện là cô gái 23 tuổi, tên Namvane, Quốc tịch Lào.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 12/5, các ứng cử viên đã bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử chính thức cho cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc sẽ diễn ra vào ngày 3/6 tới. Chiến dịch vận động tranh cử kéo dài 22 ngày cho đến hết ngày 2/6.
Truyền thông khu vực dẫn các nguồn tin cho biết, phái đoàn của phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức 2 cuộc họp với các nhà trung gian hòa giải Ai Cập và Qatar tại thủ đô Doha của Qatar. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đạt đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Cuộc bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc tiếp tục có nhiều kịch tính khi đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền ngày 10/5 phải tái công nhận tư cách ứng cử viên tổng thống của ông Kim Moon Soo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Ngày 10/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo “khả năng đáng kể” nước này sẽ không còn khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính vào tháng 8 tới, theo đó kêu gọi Quốc hội sớm hành động để ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ.