Thêm 7 thí sinh Hà Tĩnh đạt giải thi tìm hiểu truyền thống ngành Tuyên giáo

(Baohatinh.vn) - Trong số 16 thí sinh của cả nước đạt giải tuần 14 cuộc thi "Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng", Hà Tĩnh có 7 thí sinh.

Thêm 7 thí sinh Hà Tĩnh đạt giải thi tìm hiểu truyền thống ngành Tuyên giáo

Chị Nguyễn Thị Hồng, người đạt giải nhì cuộc thi tuần 14.

Theo thông báo từ ban tổ chức, tuần 14 của cuộc thi, toàn quốc có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba, 8 giải khuyến khích. Hà Tĩnh có 7 thí sinh đạt 1 giải nhì, 2 giải ba, 4 giải khuyến khích.

7 thí sinh Hà Tĩnh đạt giải gồm:

1 giải nhì thuộc về chị Nguyễn Thị Hồng, Trung tâm Văn hoá - truyền thông huyện Vũ Quang.

2 giải ba thuộc về: anh Nguyễn Văn Mạnh, xã Đức Bồng (Vũ Quang) và anh Trần Anh Đức (Công an huyện Can Lộc).

4 giải khuyến khích thuộc về các cá nhân ở huyện Can Lộc: anh Bùi Phi Long (Huyện ủy Can Lộc); anh Phan Khắc Bách (xã Xuân Lộc); anh Võ Quang Đạt (Ban Tuyên giáo Huyện ủy) và anh Nguyễn Trọng Sâm (thị trấn Đồng Lộc).

Thêm 7 thí sinh Hà Tĩnh đạt giải thi tìm hiểu truyền thống ngành Tuyên giáo

Từ trái qua phải: anh Phan Khắc Bách, Trần Anh Đức, Bùi Phi Long, Võ Quang Đạt.

Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức qua mạng Vcnet.vn. Tuần thi thứ 14 cả nước có 110.816 người dự thi với 280.847 lượt thi, 15.864 người trả lời đúng cả 10 câu hỏi. Trong đó, Hà Tĩnh có 12.276 người dự thi với 48.429 lượt thi.

Câu hỏi tuần 15:

Câu 1. Không được hứa mà không làm” là một trong những nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nội dung nào sau đây?

A. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân

B. Hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

C. Nêu cao tinh thần trách nhiệm

D. Nói đi đôi với làm

Câu 2. “Công tác tuyên truyền cần bảo đảm đúng định hướng chính trị, tư tưởng, đặc biệt đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm; tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm; chủ động cập nhật, bám sát tiến độ, quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng”. Nội dung trên được nêu trong văn bản nào của Ban Tuyên giáo Trung ương?

A. Công văn số 8141-CV/BTGTW, ngày 24-02-2020

B. Hướng dẫn số 124-HD/BTGTW, ngày 17-3-2020

C. Hướng dẫn số 132-HD/BTGTW, ngày 10-4-2020

D. Kế hoạch số 383-KH/BTGTW, ngày 20-4-2020

Câu 3. “Công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo phải luôn luôn đổi mới, không thể sáo mòn, phải thực hiện bằng nhiều kênh thông tin phong phú, đa dạng, hiện đại. Chú trọng lĩnh vực giáo dục lý luận chính trị… đừng để xảy ra hiện tượng nói chẳng biết đúng sai, chẳng dám tỏ rõ chính kiến” là yêu cầu của ai?

A. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

B. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

C. Tổng Bí thư Trường Chinh

D. Tổng Bí thư Lê Duẩn

Câu 4. Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đề ra định hướng nào đối với các cơ quan báo chí?

A. Các cơ quan báo chí được giao quyền tự chủ tài chính

B. Đến năm 2020, các đài phát thanh, truyền hình tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên

C. Về cơ bản các báo điện tử tự cân đối tài chính

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới” là yêu cầu của Ban Bí thư khóa XII đối với các cấp ủy đảng tại văn kiện nào?

A. Chỉ thị số 23-CT/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới

B. Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạmC. Chỉ thị số 20-CT/TW về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử ĐảngD. Quyết định số 109- QĐ/TW về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên

Câu 6.“Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đây là trích yếu của văn kiện nào dưới đây?

A. Kết luận số 70-KL/TW ngày 9-3-2020 của Bộ Chính trị

B. Kết luận số 71-KL/TW ngày 24-3-2020 của Ban Bí thư

C. Kết luận số 76-KL/TW ngày 4-6-2020 của Bộ Chính trị

D. Kết luận số 77-KL/TW ngày 5-6-2020 của Bộ Chính trị

Câu 7. Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”. Bạn cho biết mục tiêu này được đề cập trong tài liệu nào?

A. Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (tháng 2 năm 1930)

B. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 2 năm 1951)

C. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (tháng 6 năm 1991)

D. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)

Câu 8. Nghị quyết số 04-NQ/TW, khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ”” đã đưa ra quan điểm nào sau đây?

A. Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách

B. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

C. Giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Đảng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, cuốn sách nào dưới đây được biên soạn và hoàn thành?

A. Công trình Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam giai đoạn 1930-2007

B. Việt Nam – Lào: Sự gắn bó xuyên suốt thời gian

C. Biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào

D. 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, nhìn lại và hướng tới

Câu 10. Trải qua nhiều chức vụ khác nhau như Chủ nhiệm Khoa Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Trợ lý Tổng Bí thư… nhưng ông luôn mong muốn được gọi là Nhà báo. Bạn cho biết ông là ai?

A. Hà Đăng

B. Hữu Thọ

C. Hoàng Tùng

D. Đặng Hữu

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...
 [Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

[Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn (từ trần ngày 10/7/1986).