Thông qua nghị quyết kêu gọi loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân

Một ủy ban của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 27/10 đã thông qua dự thảo nghị quyết do Nhật Bản đề xuất kêu gọi loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Thông qua nghị quyết kêu gọi loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân

Cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 29/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo hãng tin Kyodo, trong cuộc bỏ phiếu, 152 quốc gia ủng hộ nghị quyết; 4 nước phản đối, trong đó có Nga và Trung Quốc; 30 nước bỏ phiếu trắng. Trong số các quốc gia hạt nhân lớn, Anh, Pháp và Mỹ ủng hộ nghị quyết trên. Năm ngoái, Pháp đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết này. Văn kiện này dự kiến được đưa ra thông qua tại Đại hội đồng LHQ vào tháng 12 tới.

Nghị quyết trên không đề cập Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân vừa có hiệu lực hồi tháng 1/2021. Nghị quyết ghi nhận “có những cách tiếp cận khác nhau đối với việc thực hiện một thế giới không có vũ khí hạt nhân và xây dựng lòng tin giữa tất cả các quốc gia là điều thiết yếu để đạt mục tiêu này”.

Nghị quyết “thừa nhận” những hậu quả nhân đạo thảm khốc có thể xảy ra khi sử dụng vũ khí hạt nhân. Trước đó, nghị quyết năm 2020 cũng sử dụng từ “thừa nhận” khi đề cập vấn đề này, trong khi nghị quyết năm 2019 nhấn mạnh “quan ngại sâu sắc”.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.