Thông tin tối mật về máy bay quân sự ‘Ngày tận thế’ của Mỹ

Viễn cảnh chiến tranh hạt nhân ập đến, một Tướng 4 sao của quân đội Mỹ sẽ đảm nhận trọng trách đối phó với cuộc tấn công trước mắt. Vị Tướng này sẽ thực hiện mệnh lệnh của Tổng thống Mỹ từ chiếc máy bay đặc biệt có tên gọi “Ngày tận thế”.

Nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân, chiếc máy bay được thiết kế đặc biệt này còn sẽ có nhiệm vụ theo sát chuyên cơ Không lực Một chở Tổng thống Mỹ, đồng thời là một trung tâm chỉ huy.

thong tin toi mat ve may bay quan su tan the cua my

Chiếc máy bay "Ngày tận thế". Ảnh: CNN

Người đứng đầu Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, Tướng John Hyten, trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền kênh CNN vào đầu tháng 3 đã nói: “Tôi chỉ có thời gian bằng phút để lên máy bay đó và cất cánh tới khoảng cách an toàn trước khi vũ khí hạt nhân vươn tới đây”.

Tại Căn cứ Không quân Offutt, phía Đông Nebraska, luôn có một chiếc đồng hồ đếm ngược có nhiệm vụ cảnh báo cho ông Hyten trong trường hợp tên lửa của kẻ địch phóng tới. Bên cạnh đó, đồng hồ này còn có chức năng báo số thời gian còn lại để Tướng Hyten khẩn trương di chuyển đến chiếc máy bay “Ngày tận thế”.

“Ngày tận thế” là chiếc máy bay Boeing E-6B của Hải quân Mỹ, hoạt động như một cơ sở chỉ huy trên không nơi Tướng Hyten hoặc cấp trên có thể thực hiện mệnh lệnh của Tổng thống.

thong tin toi mat ve may bay quan su tan the cua my

"Ngày tận thế" có thể chở theo phi hành đoàn 100 người. Ảnh: thesun

thong tin toi mat ve may bay quan su tan the cua my

Trên chiếc máy bay có các điện thoại có thể liên lạc với mọi cá nhân trên khắp thế giới nếu cần thiết. Ảnh: thesun

Chi phí sản xuất mỗi máy bay “Ngày tận thế” - có tên gọi chính thức là Trung tâm Chiến dịch Quốc gia Trên không - rơi vào khoảng 250 triệu USD và một giờ vận hành phương tiện này cũng sẽ “tiêu tốn” 160.000 USD.

Ngoài ra, “Ngày tận thế” có khả năng chống chọi bom điện từ. Phi hành đoàn trên “Ngày tận thế” chỉ sử dụng phương tiện hướng dẫn bay truyền thống để tối thiểu khả năng bị tấn công mạng.

Chuẩn tướng Gregory Bowen, Phó giám đốc Trung tâm Chiến dịch Toàn cầu thuộc Bộ Chỉ huy Chiến lược, cho biết: “Trên chiếc máy bay này, chúng tôi nắm rõ được ngài Tổng thống đang ở đâu, cả vị trí của những ứng viên kế nhiệm Tổng thống, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Bộ trưởng Quốc phòng, chúng tôi theo dõi vị trí của tất cả những nhân vật quan trọng”.

thong tin toi mat ve may bay quan su tan the cua my

Bộ phận điều khiển trên chiếc máy bay. Ảnh: thesun

Ngoài các cố vấn về hạt nhân, trên chiếc máy bay “Ngày tận thế” còn có chuyên gia khí tượng học liên tục theo dõi diễn biến thời tiết trên thế giới để nắm bắt vị trí vũ khí hạt nhân có thể xê dịch rồi truyền thông tin này tới các máy bay ném bom của Mỹ.

Chiếc máy bay này có thể được tiếp liệu trên không để bay liên tục trong nhiều ngày. Ngoài ra, “Ngày tận thế” còn có các kênh liên lạc với tàu ngầm của quân đội Mỹ để truyền tải mệnh lệnh mà không buộc phải hạ cánh.

Và điều quan trọng là “Ngày tận thế” có bộ điều khiển để phóng các tên lửa đạn đạo liên lục địa trong trường hợp xảy ra diễn biến xấu trên mặt đất. Chuẩn tướng Bowen khẳng định: “Nếu tất cả nhân sự tại các trung tâm điều khiển tên lửa thiệt mạng do cuộc tấn công hoặc không thể liên lạc thì chúng tôi có khả năng trực tiếp điều khiển và phóng các tên lửa”.

Theo Hà Linh/Báo Tin tức

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.