Thứ trưởng Bộ Công thương: Thiếu điện sẽ được khắc phục

Ông Đỗ Thắng Hải thừa nhận một số nơi thiếu điện cho sản xuất, sinh hoạt nhưng cho rằng tình trạng sẽ được khắc phục và mong được cảm thông.

Nhiều nơi tại Hà Nội vài ngày nay bị cắt điện khẩn cấp do lượng tiêu thụ tăng vọt. Tại họp báo chiều 3/6, nguy cơ thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh được đặt ra với lãnh đạo Bộ Công Thương.

“Chúng ta nói về nguy cơ nhưng có thực tế, tại một số nơi đang thiếu điện cho sản xuất, sinh hoạt”, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Công Thương trả lời tại họp báo.

Thứ trưởng Bộ Công thương: Thiếu điện sẽ được khắc phục

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Công Thương trả lời tại họp báo chiều 3/6. Ảnh: Nhật Bắc

Lãnh đạo Bộ Công Thương bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp, sự bất tiện và nỗi khổ của người dân trong sinh hoạt, cuộc sống do thiếu điện gây nên. Tuy vậy, ông Hải cho hay, việc mất điện tại Hà Nội và một số địa phương những ngày qua “chỉ trong một số thời gian nhất định”.

Ông cho hay, việc thiếu điện xuất phát từ thực tế thời tiết nắng nóng kỷ lục trên cả nước, diễn biến khó lường và kéo dài từ đầu tháng 5. Nắng nóng làm tăng nhu cầu điện sinh hoạt. Trong khi đó, thủy điện - một trong số nguồn cung ứng điện chính cho phía Bắc năm nay huy động thấp do nước về các hồ rất ít, ảnh hưởng cung ứng điện mùa khô. Nguồn than nhập khẩu về chậm hơn nhu cầu cần cho sản xuất điện vào cuối tháng 5.

Tuy vậy, đại diện Bộ Công Thương vẫn cho rằng, với quy mô tổng công suất nguồn điện khoảng 81.504 MW, nhu cầu phụ tải cao nhất 44.000 MW, nếu đảm bảo các tổ máy nhiệt điện không gặp sự cố, vận hành xuyên suốt, đủ nước cho thủy điện, thiếu điện sẽ được khắc phục.

Bổ sung, ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng tại nhiều cuộc họp, là không để thiếu điện trong tháng 5, 6 và những tháng tới.

Cùng với các giải pháp cung ứng than (trong nước, nhập khẩu), khí, dầu và huy động tăng từ điện tái tạo, và công suất tiêu thụ lớn nhất đạt hơn 54,3% tổng công suất đặt nguồn điện, ông Sơn nói “chúng ta yên tâm là đủ điện, vấn đề còn lại là sử dụng và vận hành hệ thống”.

Trước tình hình khó khăn trên, ba giải pháp để đảm bảo cung ứng điện được nhà chức trách đưa ra . Trước tiên là tăng vận hành hệ thống điện, huy động các nguồn điện sẵn có và đảm bảo nhiên liệu (than, dầu, khí) sẵn sàng cho cung ứng.

Chẳng hạn, Bộ Công Thương đã điều tiết cấp 300.000 tấn than cho phát điện trong tháng 5 và 100.000 tấn than trong các tháng 6 và 7. Bên cạnh đó, lượng khí cấp cho sản xuất điện tại Đông Nam Bộ là 18% và Tây Nam Bộ là 8%.

Giải pháp thứ hai là đẩy nhanh đưa các nhà máy điện tái tạo chuyển tiếp (điện gió, điện mặt trời) chưa có giá vào vận hành. Đến 31/5 có 7 dự án, tổng công suất hơn 430 MW phát điện lên lưới.

Cuối cùng là tiết kiệm điện. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói, đây là chính sách xuyên suốt được thực hiện nhiều năm nay, không phải khi thiếu mới tiết kiệm điện. Trong bối cảnh hiện nay, việc tiết kiệm càng cần thiết và hiện 53 địa phương đã cam kết đẩy mạnh. Lượng điện tiết kiệm được mỗi ngày khoảng 20 triệu kWh, tương đương 2,5% lượng tiêu thụ.

Về giải quyết điện gió và mặt trời không nằm trong quy hoạch , Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng phê duyệt, không đưa danh sách tên dự án điện gió, mặt trời hay ngoài khơi cụ thể mà chỉ nêu tổng công suất phát triển các nguồn điện này tới 2030, tầm nhìn 2050. Bộ Công Thương đang hoàn thiện quy định, xây dựng cơ sở để làm căn cứ thực hiện các dự án này thời gian tới.

Với các dự án chuyển tiếp, EVN đang cùng các chủ đầu tư đẩy nhanh việc đàm phán giá theo khung giá của Bộ ban hành. Ông lưu ý, việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án không kịp hưởng giá FIT trước đây là cần thiết, nhưng ngoài cơ chế giá điện, cần tuân thủ quy định khác như quy hoạch, đầu tư, đất đai, môi trường.

“Với sự thiện chí, hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, tuân thủ pháp luật, chúng ta mong các dự án này sớm khắc phục vướng mắc, khó khăn, vi phạm. Các địa phương cũng hỗ trợ các dự này để sớm đưa vào huy động nguồn điện đảm bảo cung cấp điện”, ông Hải nói.

Hiện có 59 trong số 85 dự án đã nộp hồ sơ để đàm phán giá tạm, hợp đồng mua bán điện (PPA). 40 dự án được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm bằng 50% giá trần trong khung giá, tức tối đa 908 đồng một kWh (chưa gồm thúe VAT). Tuy nhiên, hiện vẫn còn 26 nhà máy (1.346 MW) chưa gửi hồ sơ đến EVN để đàm phán giá điện.

Theo Anh Minh/VNE

Đọc thêm

Tin bão khẩn cấp cơn bão số 3

Từ chiều 21 - 23/7 khu vực Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây và Tây Nam cơn bão số 3 nên có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng.
Nguyên nhân mắc suy tĩnh mạch mãn tính và cách điều trị

Nguyên nhân mắc suy tĩnh mạch mãn tính và cách điều trị

Bệnh suy tĩnh mạch mãn tính là một nguyên nhân gây tử vong mà ít người biết đến. Khi biến chứng nặng, máu có nguy cơ ứ trọng trong lòng tĩnh mạch để hình thành các cục máu đông, trôi về tim gây thuyên tắc động mạch phổi có thể gây tử vong.
Khi gen Z Hà Tĩnh “bỏ phố về quê”

Khi gen Z Hà Tĩnh “bỏ phố về quê”

Không chọn ở thành phố sau khi tốt nghiệp, nhiều gen Z Hà Tĩnh “bỏ phố về quê” không vì thất bại mà vì thấy cơ hội đổi mới nông thôn bằng tư duy sáng tạo và kỹ năng số.
Các tỷ phú Việt Nam ngày càng giàu

Các tỷ phú Việt Nam ngày càng giàu

Không chỉ ông Phạm Nhật Vượng gia tăng hàng tỷ USD tài sản từ đầu năm, các tỷ phú USD khác của Việt Nam cũng đã gia tăng mạnh khối tài sản ròng của cá nhân trong giai đoạn này.
Tuần tới miền Bắc sẽ nắng nóng

Tuần tới miền Bắc sẽ nắng nóng

Miền Bắc đầu tuần tới sẽ nắng nóng trên 35 độ C, giữa tuần tăng lên 37 độ; miền Trung nền nhiệt nhiều nơi cao hơn; Nam Bộ mưa giông về chiều tối.
Suýt chia tay vì pickleball

Suýt chia tay vì pickleball

Mải chụp ảnh với đồng đội nữ khiến bạn gái ấm ức bỏ về, Đăng Khoa thấy mình đã vô tâm. Sau khi ngồi lại, cặp đôi hứa cùng thay đổi để không vì pickleball mà xa nhau.