Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu nâng mức trợ cấp người có công

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị các cơ quan nghiên cứu nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi với thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công.

Sáng 6/7, gặp đoàn đại biểu người có công tỉnh Nam Định nhân kỷ niệm 76 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7), Thủ tướng Phạm Minh Chính nói Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo, nhưng đời sống bộ phận thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng còn khó khăn.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo tăng cường thu hút nguồn lực xã hội, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa để bù đắp những mất mát, thiệt thòi của người có công và gia đình họ. Ông mong muốn người có công được đảm bảo mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn và ai cũng được hưởng chính sách ưu đãi.

Chuẩn trợ cấp với người có công hiện nay là 1,624 triệu đồng một tháng. Đây là căn cứ tính các chế độ ưu đãi với họ và thân nhân. Nghị định 75/2021 quy định từ ngày 1/7/2023 chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công tăng, đảm bảo không thấp hơn chuẩn nghèo thành thị giai đoạn 2022-2025 - tức 2 triệu đồng.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang đề xuất hai phương án tăng chuẩn trợ cấp người có công với cách mạng lên 2,055 triệu đồng một tháng (tăng 431.000 đồng) hoặc 2,111 triệu đồng (tăng 487.000 đồng).

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu nâng mức trợ cấp người có công

Thủ tướng thăm hỏi và tặng quà người có công tỉnh Nam Định, sáng 6/7. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định đất nước được hòa bình, người dân được tự do, ấm no, hạnh phúc là nhờ sự hi sinh của lớp lớp các thế hệ cha anh, của hàng triệu người, đã cống hiến trí tuệ, máu xương, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi với thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, đời sống họ không ngừng được cải thiện. Nhiều phong trào đã được phát động như Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng; Đền ơn đáp nghĩa; Nghĩa tình đồng đội.

Nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng, nâng cấp, tu bổ. Công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai hiệu quả, “làm ấm lòng hương hồn các anh hùng đã khuất và giảm bớt nỗi đau cho những người ở lại”.

Theo Viết Tuân/VNE

Chủ đề Người có công với cách mạng

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.