Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo, đối tượng chính sách

(Baohatinh.vn) - 20 năm triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay trên địa bàn Hà Tĩnh không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Sáng 29/12, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 78). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc NHCSXH tỉnh Bùi Thị Ngọc Hà chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh. Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia cùng dự.

Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo, đối tượng chính sách

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

20 triển khai thực hiện Nghị định 78, NHCSXH đã thực hiện hiệu quả việc cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Đến 30/11/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 297.738 tỷ đồng, tăng 290.633 tỷ đồng (gấp 41,9 lần) so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 21,4%.

Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo, đối tượng chính sách

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng báo cáo kết quả 20 năm thực hiện. Ảnh chụp màn hình.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Trong 20 năm, NHCSXH đã tạo điều kiện giúp trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay gần 830.087 tỷ đồng.

Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo, đối tượng chính sách

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

20 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ gần 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động; hỗ trợ hơn 3,8 triệu học sinh sinh viên được vay vốn đi học, giúp mua hơn 84.000 máy tính, thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên; xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng gần 729.000 căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác…

NHCSXH đã xây dựng và tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù. Theo đó, đã phối hợp với chính quyền cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng, quản lý 168.624 tổ tiết kiệm & vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố.

Đến 30/11/2022, 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) nhận ủy thác đang phối hợp quản lý 99,1% dư nợ tín dụng với số dư 277.284 tỷ đồng.

Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo, đối tượng chính sách

Đại biểu Hà Tĩnh theo dõi hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá về tính hiệu quả của chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai chương trình tín dụng; đề xuất các giải pháp quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội để thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo, đối tượng chính sách

Ông Nguyễn Văn Ninh - Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà) phát biểu tham luận chủ đề: "Vai trò, trách nhiệm của chủ tịch UBND xã là thành viên ban đại diện với việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới".

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao NHCSXH và những kết quả đạt được qua 20 năm triển khai chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị NHCSXH tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù; tập trung huy động các nguồn lực tài chính theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và Nhân dân cùng làm”, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cho vay vốn người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo, đối tượng chính sách

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh chụp màn hình.

Triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân sản xuất kinh doanh; tăng cường quản lý, giám sát nguồn vốn vay, không để cho vay sai đối tượng, sai mục đích; tiếp tục củng cố, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số...

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến mọi tầng lớp Nhân dân; thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội; phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả việc cho vay vốn chính sách.

Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ, xác định nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách tín dụng xã hội là nội dung công tác thường xuyên.

Đến ngày 28/12/2022, tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH Hà Tĩnh đạt 5.821,5 tỷ đồng, tăng hơn 30 lần so với năm 2003, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Tổng dư nợ đến 28/12/2022 là 5.803,5 tỷ đồng (tăng 24,8 lần so với khi mới thành lập) với hơn 103 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Từ 2 chương trình tín dụng khi mới thành lập, đến nay, NHCSXH tỉnh đã triển khai cho vay 17 chương trình tín dụng. Doanh số cho vay 20 năm đạt gần 18.660 tỷ đồng với hơn 869 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách, học sinh, sinh viên được vay vốn.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tạo việc làm cho hơn 115 nghìn lao động; hàng nghìn hộ thoát ngưỡng đói nghèo, trên 45 nghìn hộ cải thiện đời sống; hơn 47 nghìn hộ có chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn; 2.474 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trên 127 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 200 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh nông thôn; xây dựng, sửa chữa trên 10 nghìn nhà ở cho hộ nghèo, 802 nhà chòi hộ nghèo tránh lũ; khôi phục, phát triển một số ngành nghề truyền thống.

Tin liên quan:

Đọc thêm

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 140-1.000 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương - Tài chính.
Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Bật tăng

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Bật tăng

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Cùng chiều với giá vàng thế giới, vàng trong nước cũng tăng theo với mức tăng 200.000 đồng, hiện ở mức 84,8 triệu đồng/lượng.
Ngắm những chậu lan "khủng" đón Tết Ất Tỵ ở Hà Tĩnh

Ngắm những chậu lan "khủng" đón Tết Ất Tỵ ở Hà Tĩnh

Những chậu hoa lan hồ điệp Đà Lạt có giá từ vài triệu đồng đến hơn trăm triệu đồng được các nghệ nhân thiết kế, sáng tạo với kích thước "khủng", đa dạng nhằm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.