Thực hiện Pháp lệnh Dân số: Cần sự đồng thuận của người dân

Sau 10 năm (2003-2013) triển khai thực hiện Pháp lệnh Dân số, nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác dân số có nhiều chuyển biến tích cực, công tác DS–KHHGĐ đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Pháp lệnh Dân số tại địa phương vẫn còn không ít khó khăn, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra vẫn chưa hoàn thành, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, ngành và mỗi người dân.

Những kết quả đáng ghi nhận

Sau khi Pháp lệnh Dân số được ban hành, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã đã tập trung chỉ đạo, đưa các chỉ tiêu dân số vào nghị quyết đại hội Đảng các cấp và kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm. Từ đó, công tác dân số trở thành một trong những căn cứ quan trọng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chính trị trong xếp loại tổ chức cơ sở Đảng cuối năm. Tại một số địa phương, HĐND cấp huyện, xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ, trong đó qui định rõ mức kinh phí chi cho công tác dân số, chính sách khuyến khích, xử lý đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt hoặc vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. Nhiều địa phương, tiêu biểu như: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Nghi Xuân, Thạch Hà, TX Hồng Lĩnh, TP Hà Tĩnh, Đức Thọ đã tích cực chỉ đạo, đưa chính sách dân số vào hương ước thôn, xóm, tạo điều kiện để người dân tự nguyện thực hiện.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp lệnh Dân số được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Trong 10 năm, tỉnh đã tổ chức gần 165 hội nghị triển khai cấp tỉnh, huyện; hơn 600 hội nghị, tập huấn triển khai tại cấp xã cho hơn 20.000 lượt cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra, có 274 chuyên trang, chuyên đề “Dân số & Phát triển” với 1.371 tin, bài, phóng sự được đăng, phát sóng trên Đài PT–TH tỉnh, Báo Hà Tĩnh. Các đài TT-TH huyện cũng đã phối hợp, xây dựng phát sóng 480 chuyên đề, với 960 tin, bài về DS-KHHGĐ, sức khỏe sinh sản…

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cũng được tăng cường. Đến nay, hầu hết các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện các dịch vụ KHHGĐ có chất lượng cao; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi được tập huấn kỹ thuật đặt vòng tránh thai. Từ năm 2003 đến nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại luôn duy trì trên 75%. Với những nỗ lực của ngành, sau hơn 10 năm thi hành Pháp lệnh Dân số, nhận thức và hành động của toàn xã hội được nâng lên rõ rệt, mô hình gia đình 2 con được nhiều cặp vợ chồng chấp nhận, nhịp độ gia tăng dân số nhanh từng bước được khống chế, chất lượng dân số được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT–XH, QPAN của tỉnh.

Các chỉ tiêu đề ra vẫn chưa đạt

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng nhìn lại 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, tỷ suất sinh của Hà Tĩnh giảm chậm, không ổn định và còn cao so với cả nước. Hiện nay, Hà Tĩnh đang thuộc nhóm tỉnh có mức sinh và sinh con thứ 3 trở lên cao. Theo thống kê, năm 2010, tỷ lệ sinh trên 2 con toàn tỉnh đạt mức 22,24% và có sự khác biệt khá rõ về mức sinh giữa các vùng địa lý, kinh tế. Tại vùng đồng bằng ven biển thì mức sinh và sinh con thứ 3 trở lên vẫn đang ở mức cao trên 22% như: Lộc Hà (32,49%), Can Lộc (24,1%), Kỳ Anh (23,69%)... Do mức sinh cao trong nhiều năm liền nên Hà Tĩnh là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, từ năm 2009 trở đi, dân số Hà Tĩnh bắt đầu có xu hướng chuyển sang già hóa, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao.

ĐVTN huyện Hương Sơn tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: Phan Trâm
ĐVTN huyện Hương Sơn tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: Phan Trâm

Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân nên tình trạng cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn diễn ra ở tất cả các huyện, thị, thành phố. Thống kê ban đầu cho thấy, từ năm 2005-2012, có 1.021 cặp vợ chồng là cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số, trong đó hơn 300 người là đảng viên giữ chức vụ. Những đơn vị có số cán bộ, đảng viên vi phạm cao như: Lộc Hà, Hương Khê, Kỳ Anh, Hương Sơn. Việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số cũng là điều đáng quan tâm. Cùng một hình thức và mức độ vi phạm nhưng mỗi nơi xử lý một kiểu. Quan điểm “xử lý nghiêm, bình đẳng các tập thể, cán bộ, công chức, đảng viên và những người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ” theo tinh thần Chỉ thị 39, Chỉ thị 44 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh và các Quyết định 21, 18 của UBND tỉnh chưa được thực hiện một cách nghiêm túc đã tạo hiệu ứng không tốt trong quá trình thực hiện Pháp lệnh Dân số.

Ông Đường Công Lự - Chi cục trưởng Chi cục DS–KHHGĐ tỉnh cho biết: “Với sự đồng thuận và vào cuộc của các cấp, ngành, sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, quy mô dân số được kiểm soát ở mức cơ cấu dân số vàng, trình độ dân trí được nâng cao... Tuy nhiên, hiện công tác dân số trên địa bàn tỉnh vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, các chỉ tiêu đặt ra vẫn chưa hoàn thành. Để từng bước nâng cao chất lượng dân số, thời gian tới, rất cần sự đồng thuận và tham gia của cấp ủy, chính quyền các địa phương, lãnh đạo và CBCNV các đơn vị và các tổ chức xã hội cũng như toàn dân”.

.

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.