Thượng viện Australia thông qua luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thượng viện Australia đã thông qua luật cấm trẻ em và thanh thiếu niên Australia sử dụng mạng xã hội từ cuối năm 2025.

facebook-8033.jpg
Biểu tượng của các nền tảng mạng xã hội trên màn hình điện thoại thông minh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đây là luật đầu tiên trên thế giới và được thông qua với sự ủng hộ của cả 2 đảng lớn ở quốc gia châu Đại Dương này. Điều đó có nghĩa là tại Australia, bất kỳ ai dưới 16 tuổi sẽ bị chặn sử dụng các nền tảng bao gồm TikTok, Instagram, Snapchat và Facebook - một động thái mà Chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese và Liên đảng đánh giá là cần thiết để bảo vệ sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của trẻ em.

Theo luật, các công ty truyền thông xã hội có thể bị phạt tới 50 triệu AUD (33 triệu USD) nếu không thực hiện "các biện pháp hợp lý" để những người dưới 16 tuổi tránh xa các nền tảng của họ. Tuy nhiên, không có hình phạt nào đối với những người trẻ tuổi hoặc phụ huynh vi phạm luật. Các công ty truyền thông xã hội cũng sẽ không thể buộc người dùng cung cấp giấy tờ tùy thân do Chính phủ cấp, bao gồm cả thẻ căn cước kỹ thuật số, để xem tuổi của họ.

"Ứng dụng nhắn tin", "dịch vụ chơi game trực tuyến" và "dịch vụ có mục đích chính là hỗ trợ sức khỏe và giáo dục" sẽ không nằm trong lệnh cấm, cũng như các trang web như YouTube không yêu cầu người dùng phải đăng nhập để truy cập nền tảng.

Mặc dù Thượng nghị sỹ Karen Grogan của Công đảng cho rằng luật này là một công cụ cần thiết, nhưng không phải là “thuốc chữa bách bệnh". Những người trẻ tuổi vẫn cần phải được đặc biệt quan tâm khi luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội được áp dụng hạn chế để bảo đảm rằng có những cách thức mang tính xây dựng giúp kết nối họ với những người chung quanh.

Trong khi đó, bà Danielle Einstein, nhà tâm lý học lâm sàng ủng hộ chiến dịch nâng độ tuổi trẻ em có thể truy cập mạng xã hội, cho rằng mạng xã hội không mang lại lợi ích nào cho sức khỏe tâm thần đối với những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, bà Nicole Palfrey, làm việc tại tổ chức sức khỏe tâm thần Headspace, đã thận trọng hơn khi nói rằng cần phải cân bằng mọi tác hại từ mạng xã hội với lợi ích của việc kết nối và "tìm kiếm sự giúp đỡ" trực tuyến, đặc biệt là đối với những đứa trẻ sống ở vùng xa xôi hoặc nông thôn.

nhandan.vn

Đọc thêm

Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Theo hãng tin Yonhap, ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm. 
4 dấu hỏi với kinh tế thế giới năm 2025

4 dấu hỏi với kinh tế thế giới năm 2025

Năm 2025 liệu có là một năm biến động của nền kinh tế toàn cầu. Dù được dự báo vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với một số rủi ro.
8 sự kiện thế giới năm 2024

8 sự kiện thế giới năm 2024

Năm nay chứng kiến các cuộc bầu cử quan trọng cùng nhiều xung đột và biến động, nhưng cũng ghi dấu ấn với một số thành tựu khoa học, công nghệ.
Người vô gia cư ở Mỹ tăng kỷ lục

Người vô gia cư ở Mỹ tăng kỷ lục

Số người vô gia cư ở Mỹ tăng 18% trong năm 2024, mức cao chưa từng thấy, khi giá thuê nhà tăng, lạm phát cao và dòng người nhập cư đổ vào nước này.
Hàn Quốc: Phó Thủ tướng Choi Sang Mok đảm nhiệm vai trò quyền Tổng thống

Hàn Quốc: Phó Thủ tướng Choi Sang Mok đảm nhiệm vai trò quyền Tổng thống

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, chiều 27/12, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok đã chính thức đảm nhiệm vai trò quyền Tổng thống Hàn Quốc sau khi Quốc hội do đảng Dân chủ (DP) đối lập chiếm đa số đơn phương thông qua nghị quyết luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo. Ông Han tuyên bố chấp hành nghị quyết của Quốc hội và chờ phán quyết của Tòa án Hiến pháp.