Tiền lương đi làm cao nhưng lương hưu thấp, vì sao?

Nhiều lao động rất lo lắng vì khi đi làm được nhận lương cao nhưng đến khi nghỉ hưu lại nhận mức lương thấp quá.

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 với 425/437 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Trong đó, một nội dung được Quốc hội thông qua là từ 1/7/2018, sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) về vấn đề này.

tien luong di lam cao nhung luong huu thap vi sao

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội

PV: Thưa Thứ trưởng, ông nhận định như thế nào khi Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng lên 1,39 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2018?

Thứ trưởng Lê Quân: Việc tăng lương cơ sở chủ yếu liên quan đến những người làm việc trong khối hành chính Nhà nước và người nghỉ hưu được ưu tiên nhất. Những người thu nhập thấp sẽ được đảm bảo tính toán theo mức lương cơ sở.

Còn đối với đa số người lao động ở các doanh nghiệp, họ đã được tính lương dựa trên mức lương tối thiểu theo vùng và được tính toán, cân nhắc trong cả liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và thu nhập của họ.

Việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng đã được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trong bối cảnh chung, không có xáo trộn gì nhiều về ngân sách. Mức tăng này chỉ ở mức độ cơ bản.

PV: Xin Thứ trưởng cho biết, trong đề án cải cách Tiền lương và Bảo hiểm xã hội trong giai đoạn tới, Bộ LĐ-TB &XH có đề xuất gì về cải cách tiền lương cho người lao động?

Thứ trưởng Lê Quân: Mức lương cơ sở được áp dụng cho những người làm việc trong khối hành chính Nhà nước, những người nghỉ hưu, được hưởng trợ cấp. Còn đối với người lao động nói chung thì việc tính lương dựa theo mức lương tối thiểu.

Tuy nhiên, mức lương tối thiểu đối với người lao động ở khu vực 1 được tính là 3.750.000 đồng nhưng với một giáo viên có hệ số lương 1,86 x 1,39 triệu đồng thì sẽ thấp hơn lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh.

Đây là sự bất cập mà Bộ LĐ-TB&XH đang có sự tính toán, điều chỉnh trong đề án cải cách Tiền lương và Bảo hiểm xã hội trong giai đoạn tới.

tien luong di lam cao nhung luong huu thap vi sao

Mức lương của giáo viên sẽ được điều chỉnh cho phù hợp (ảnh minh họa)

PV: Nhiều người dân hiện đang thắc mắc vì lương hưu của họ nhận được thấp hơn nhiều so với mong đợi. Thứ trưởng có thể giải thích và cho biết thông tin rõ hơn về những giải pháp để tăng lương hưu của người lao động?

Thứ trưởng Lê Quân: Hiện nay, có những doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động dựa trên mức lương thấp như bằng mức lương tối thiểu hoặc cao hơn một chút. Tuy nhiên, họ lại trả cho người lao động một mức lương khác.

Ví dụ như mức lương thực tế người lao động nhận của doanh nghiệp là 8 triệu đồng nhưng doanh nghiệp chỉ đóng BHXH có 4 triệu đồng nên khi lao động về hưu thì lại nhận mức lương hưu rất thấp vì họ không được nhận 70-75% số tiền từ 8 triệu đồng.

Chính vì lý do trên mà nhiều lao động rất lo lắng vì khi đi làm được nhận lương cao nhưng đến khi nghỉ hưu lại nhận mức lương thấp quá.

Trước những bất cập trên, Luật Bảo hiểm xã hội quy định, từ ngày 1/1/2018, mức đóng BHXH sẽ căn cứ trên mức lương thực tế của người lao động thì sau này lương hưu của người lao động xã cao lên. Trong trường hợp này, người lao động và doanh nghiệp cũng sẽ phải đóng tiền cao lên.

PV:Xin cảm ơn Thứ trưởng!.

Theo VOV

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.