Tin vui: Nữ bệnh nhân nặng mắc Covid-19 không còn phải can thiệp ECMO

Thông tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, nữ bệnh nhân nặng 64 tuổi, người Việt phải can thiệp ECMO từ ngày 19/3 đã kết thúc ECMO, sức khoẻ nhiều tiến triển.

Tin vui: Nữ bệnh nhân nặng mắc Covid-19 không còn phải can thiệp ECMO

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Liên quan đến tình trạng sức khoẻ của các bệnh nhân mắc COVID-19 diễn biến nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sáng ngày 5/4, Tiểu Ban điều trị cho biết, bệnh nhân nữ mắc COVID-19 trên vốn dĩ có bệnh nền là rối loạn tiền đình, trong quá trình điều trị, bệnh nhân có diễn tiến sức khoẻ xấu nên các bác sĩ đã hội chẩn với các chuyên gia quyết định điều trị cho bệnh nhân kết hợp thở máy và can thiệp ECMO- tim phổi nhân tạo.

Đây là bệnh nhân mắc COVID-19 duy nhất ở nước ta đến nay phải can thiệp ECMO. Tuy nhiên sau nhiều ngày kiên trì điều trị, với sự phối hợp hội chẩn chuyên môn của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành với các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sức khoẻ của nữa bệnh nhân đã tiến triển. Đầu giờ chiều ngày 4/4, bệnh nhân đã kết thúc ECMO, chỉ còn thở máy, lọc máu.

Đặc biệt, nữ bệnh nhân này cũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus gây COVID-19 liên tục 3 lần vào các ngày 26/3, 27/3 và 29/3.

Ngoài ra, hiện trong số các bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 01 ca nặng nữa đang thở máy, lọc máu (bệnh nhân số 161, 88 tuổi chuyển từ Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch mai sang). Hiện tại bệnh nhân không sốt, tình trạng lâm sàng tạm ổn định, không có suy tạng khác. Bệnh nhân này bị xuất huyết não, cao huyết áp, tiểu đường, hở van động mạnh chủ, thể trạng gầy yếu.

01 ca thở máy không xâm nhập chuyển sang thở oxy; 03 ca thở oxy. Trong số này có 3 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 3 lần với virus gây COVID-19

Tính đến sáng ngày 5/4, Việt Nam vẫn ghi nhận 240 bệnh nhân mắc COVID-19 - không tăng trường hợp nào so với ngày 4/4.

Hiện 90 bệnh nhân đã khỏi bệnh/ra viện (ngày 4/4 có 5 bệnh nhân điều trị ở hai Bệnh viện: Dã chiến Củ Chi và Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh)

150 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang điều trị tại 21 cơ sở y tế trong cả nước, có cả bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện huyện, bệnh viện dã chiến. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

Thêm tin vui là trong các bệnh nhân này có 39 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần với virus gây COVID-19, trong đó 18 người đã âm tính 2 lần trở lên.

Tại buổi hội chẩn trực tuyến các bệnh nhân nặng ngày 3/4, GS.TS Nguyễn Gia Bình - Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, Tổ trưởng tổ Hội chẩn chuyên môn điều trị các ca bệnh COVID-19 diễn biến nặng đề nghị các bác sĩ của Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp tục điều trị theo phác đồ đã thống nhất đồng thời bám sát, theo dõi chặt tình hình sức khoẻ bệnh nhân để kịp thời báo cáo, trao đổi và hỗ trợ chuyên môn khi cần.

KHUYẾN CÁO: 10 BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH HIỆU QUẢ

1- Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.

2- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 mét.

3- Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.

4- Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

5- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

6- Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

7 - Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.

8 - Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.

9- Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.

10 - Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.

Theo Thái Bình/Báo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.