Tổ chức lễ hội gắn với di tích góp phần quảng bá giá trị văn hóa Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, việc tổ chức lễ hội gắn liền với di tích là một trong những hướng đi giúp các địa phương Hà Tĩnh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lan tỏa rộng rãi tinh hoa của quê hương “núi Hồng, sông La”.

Tổ chức lễ hội gắn với di tích góp phần quảng bá giá trị văn hóa Hà Tĩnh

Chùa Hương Tích là di tích lịch sử văn hóa nổi bật của Hà Tĩnh. Ảnh: Đình Nhất.

Được xem như một “sứ giả văn hóa”, nhiều năm qua, các lễ hội truyền thống gắn liền với di tích đã góp phần quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa, lịch sử của các di sản vật thể tại nhiều địa phương.

Là ngôi cổ tự, được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”, chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, Can Lộc) có tuổi đời trên 700 năm. Với nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và danh thắng, năm 1990, chùa Hương Tích được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa, danh thắng cấp quốc gia.

Gắn với di tích này là lễ hội độc đáo, mang màu sắc Phật giáo và dân gian diễn ra vào dịp đầu xuân. Hàng chục năm qua, lễ hội chùa Hương Tích đã được khôi phục và mở rộng quy mô, trở thành lễ hội quan trọng quảng bá rộng rãi hình ảnh, giá trị của di tích.

Tổ chức lễ hội gắn với di tích góp phần quảng bá giá trị văn hóa Hà Tĩnh

Phụ nữ huyện Can Lộc quảng bá “Tuần lễ áo dài” tại chùa Hương Tích, dịp 8/3/2022.

Chị Phan Thị Dục (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân) chia sẻ: “Biết về ngôi chùa cổ có cảnh đẹp nổi tiếng và cũng từng đến một vài lần trước đó nhưng phải đến dịp lễ hội chùa Hương Tích đầu xuân 2020, tôi mới thực sự hiểu rõ hơn giá trị của di tích này. Đặc biệt, cùng đi hôm đó với tôi là một số người bạn ở Hà Nội về. Họ tỏ ra ngạc nhiên, thích thú, bởi ngoài việc được hòa mình vào không khí của các trò chơi dân gian, đây là lần đầu tiên họ biết được câu chuyện về lịch sử ngôi chùa, về nàng công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo; ngôi chùa là gốc tích của chùa Hương nổi tiếng ở Hà Nội…”.

Lễ hội chùa Hương Tích được diễn ra từ đầu tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Trong đó, ngày khai hội thường bắt đầu vào mùng 6 tháng Giêng với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, như: diễn tích công chúa Diệu Thiện tu hành thành Phật, đấu vật Thuần Thiện, kéo co… Nhiều năm qua, lễ hội ngày càng được mở rộng đã tạo ra không gian văn hóa, điểm hẹn hấp dẫn để du khách trong và ngoài tỉnh có cơ hội tìm hiểu về những giá trị của danh thắng này. Sức lan tỏa của lễ hội đã giúp chùa Hương Tích thu hút hàng chục vạn lượt du khách mỗi năm (thời điểm trước dịch COVID-19 bùng phát).

Tổ chức lễ hội gắn với di tích góp phần quảng bá giá trị văn hóa Hà Tĩnh

Lễ hội chùa Hương Tích năm 2020. Ảnh: Tư liệu

Cũng như lễ hội chùa Hương Tích, lễ hội đền Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (hay còn gọi là đền Bà Hải), ở xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh ngày càng được chính quyền địa phương chú trọng mở rộng quy mô, hình thức tổ chức.

Đền Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu được xây dựng cách đây hơn 600 năm. Đền thờ bà Bích Châu, người được vua Lê Thánh Tông suy tôn là bậc “Nữ trung hào kiệt”. Không chỉ viết ra bản “Kê minh thập sách” gồm 10 điều trị nước an dân đến nay vẫn còn giá trị, bà Bích Châu còn tháp tùng vua đi đánh giặc, xông pha ra trận, bị thương và sau đó qua đời. Bà được an táng tại cửa biển Kỳ Ninh và được Nhân dân lập đền, hương khói phụng thờ. Năm 1991, ngôi đền được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cấp quốc gia.

Tổ chức lễ hội gắn với di tích góp phần quảng bá giá trị văn hóa Hà Tĩnh

Đền Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu có tuổi đời trên 600 năm, tại thôn Tam Hải 2 (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh).

Hằng năm, lễ hội đền Bà Hải thường diễn ra vào ngày 11-12/2 âm lịch, trùng với ngày giỗ của bà. Bên cạnh các nghi thức lễ giỗ, lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: lễ rước linh vị ra bờ sông, hội chèo bơi hầu Thánh Mẫu, đua thuyền trên sông Vịnh, trò đập cù…

Ông Lê Bá Khang - Phó Trưởng ban Quản lý đền Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu cho biết: “Gần đây, với sự quan tâm của chính quyền các cấp, lễ hội ngày càng được mở rộng quy mô và thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu về ngôi đền. Từ đó, những giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi đền ngày càng vang xa”.

Tổ chức lễ hội gắn với di tích góp phần quảng bá giá trị văn hóa Hà Tĩnh

Lễ rước linh vị Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu. Ảnh: Thu Trang

Năm 2021, lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn của xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là kết quả từ sự nỗ lực giữ gìn và phát huy lễ hội này của chính quyền và Nhân dân xã Cẩm Nhượng nói riêng, huyện Cẩm Xuyên nói chung trong nhiều năm qua. Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn gắn liền với di tích miếu Ngư Ông (thờ cá voi) đã được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh.

Theo cụ Trương Văn Hứa (91 tuổi, Trưởng đội hò chèo cạn xã Cẩm Nhượng), lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn ra đời cách đây hàng trăm năm, sau thời gian mai một, vài chục năm nay, lễ hội được khôi phục và duy trì hằng năm. Đây là lễ hội xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh thờ đức Ngư Ông (cá voi) của ngư dân Cẩm Nhượng. Lễ hội có 4 phần: nghi thức; tế lễ; lễ rước Ngư Ông ra biển; lễ tế tại miếu thờ cá voi. Trong đó, linh hồn của lễ hội là các điệu hò chèo cạn được diễn xướng trong các nghi thức lễ hội...

Tổ chức lễ hội gắn với di tích góp phần quảng bá giá trị văn hóa Hà Tĩnh

Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn được tổ chức năm 2017. (Ảnh tư liệu: Hương Thành)

Những ngày này, chính quyền và Nhân dân xã Cẩm Nhượng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện và tập luyện đội hò chèo cạn để tổ chức lễ hội Cầu ngư, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8/5/2022 (tức ngày 8/4 âm lịch sắp tới). Đây cũng là một trong những nội dung chính trong kế hoạch của huyện Cẩm Xuyên nhằm khai trương mùa du lịch biển Thiên Cầm năm 2022.

Bên cạnh sự nỗ lực trong việc huy động mọi nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di tích, thời gian qua, việc tổ chức lễ hội gắn liền với di tích đã góp phần phát huy giá trị của các di sản văn hóa vật thể, quảng bá sâu rộng đến du khách gần xa.

Hà Tĩnh có gần 70 lễ hội lớn nhỏ. Trong số 13 lễ hội lớn có 3 lễ hội được ghi vào danh mục di sản phi vật thể cấp quốc gia. Hoạt động lễ hội ngày càng đi vào nền nếp, diễn ra lành mạnh, văn minh và trở thành nhu cầu văn hóa không thể thiếu của Nhân dân.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...