Số hóa, đưa hiện vật tại Bảo tàng Hà Tĩnh đến gần hơn với công chúng

(Baohatinh.vn) - Trong thời đại 4.0, nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản, Bảo tàng Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực ứng dụng công nghệ số, đưa di sản đến gần hơn với công chúng.

Số hóa, đưa hiện vật tại Bảo tàng Hà Tĩnh đến gần hơn với công chúng

Bảo tàng Hà Tĩnh đang lưu giữ số lượng cổ vật, hiện vật đồ sộ về văn hóa, con người Hà Tĩnh.

Bảo tàng Hà Tĩnh hiện lưu giữ gần 12.000 cổ vật, hiện vật và hàng nghìn trang tài liệu có giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với tiến trình hình thành, phát triển của vùng đất, con người ở núi Hồng - sông La nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh điều kiện khí hậu, môi trường ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, việc phát huy giá trị di sản thông qua thu hút công chúng bằng phương thức trưng bày, triển lãm truyền thống có phần bị hạn chế.

Nhằm bảo tồn bền vững và phát huy các giá trị di sản, thời gian qua, Bảo tàng Hà Tĩnh đã chủ động, linh hoạt số hóa di sản. Bên cạnh đó, bằng nhiều hình thức như trưng bày triển lãm ảo, đăng tải hình ảnh, thông tin di sản trên website, mạng xã hội…, Bảo tàng Hà Tĩnh đã làm sống động hệ thống di sản giúp công chúng có cơ hội tiếp cận một cách rộng rãi.

Số hóa, đưa hiện vật tại Bảo tàng Hà Tĩnh đến gần hơn với công chúng

Các cổ vật được số hóa trên trang website của Bảo tàng Hà Tĩnh

Cô Nguyễn Thị Phượng - Trường THPT Thành Sen (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Là giáo viên dạy môn Lịch sử, việc tìm kiếm tư liệu về khảo cổ học, thông tin về di tích, nhân vật lịch sử văn hóa để phục vụ cho bài giảng với tôi rất quan trọng. Đặc biệt, trước đây, việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến lịch sử địa phương, tôi thường phải trực tiếp đến Bảo tàng Hà Tĩnh tìm hiểu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chỉ cần vào website của bảo tàng hoặc liên lạc với cán bộ, nhân viên ở đây, tôi đã có thể tìm được thông tin, hình ảnh để phục vụ cho công việc giảng dạy của mình”.

Số hóa, đưa hiện vật tại Bảo tàng Hà Tĩnh đến gần hơn với công chúng

Giáo viên và học sinh Trường THPT Thành Sen tham quan Bảo tàng Hà Tĩnh dịp tháng 1/2022. Ảnh: tư liệu.

Là một học sinh yêu thích tìm hiểu về lịch sử quê hương nhưng ở vùng nông thôn nên ít có điều kiện tiếp xúc, tham quan bảo tàng, em Bùi Trường (học sinh lớp 12A5, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Lộc Hà) bày tỏ: “Bên cạnh các bài viết thuyết minh một cách chi tiết, những hình ảnh cổ vật, di tích… được trình bày sống động trên website của bảo tàng tỉnh đã giúp em biết thêm nhiều điều mới mẻ, ý nghĩa về những nét đặc trưng của văn hóa, con người và quá trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng quê hương Hà Tĩnh. Qua đó, em cảm thấy thêm yêu và tự hào về quê hương”.

Bắt đầu ứng dụng phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý hiện vật” vào năm 2014, đến nay, Bảo tàng Hà Tĩnh đã số hóa, cập nhật hình ảnh và dữ liệu được hơn 8.000 tài liệu, hiện vật. Ngoài ra, Bảo tàng cũng đã số hóa được 23.784 trang tư liệu Hán Nôm trên địa bàn toàn tỉnh và số hóa 8.600 trang tư liệu hồ sơ di tích tại kho Bảo tàng; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chỉnh lý 94 hiện vật khảo cổ học Thạch Lạc và Rú Điệp khai quật năm 2014.

Số hóa, đưa hiện vật tại Bảo tàng Hà Tĩnh đến gần hơn với công chúng

Các cổ vật được Bảo tàng Hà Tĩnh số hóa đăng tải kèm thông tin cụ thể giúp công chúng hiểu hơn về giá trị của di sản. Trong ảnh: Cuốn sách bằng đồng thời Hậu Lê được tìm thấy ở Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Song song với số hóa hiện vật, tài liệu, Bảo tàng Hà Tĩnh đã tiến hành quảng bá rộng rãi đến công chúng qua nhiều hình thức, như: xuất bản cuốn sách “Cổ vật Hà Tĩnh” giới thiệu 196 cổ vật tiêu biểu; cung cấp tư liệu hiện vật, ảnh kỹ thuật số... phục vụ cho Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước thực hiện trưng bày trực tuyến chuyên đề: “Hà Tĩnh theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”; cung cấp tư liệu hiện vật cho các cơ quan báo chí truyền thông trên địa bàn tỉnh và Trung ương thực hiện các chương trình liên quan đến văn hóa.... Đặc biệt, từ năm 2018, bảo tàng tỉnh đã tiến hành đưa các thông tin số hóa về cổ vật, hiện vật, tư liệu lịch sử… lên website và mạng xã hội nhằm lan tỏa mạnh mẽ đến công chúng trong và ngoài tỉnh.

Ông Trần Phi Công - Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết: “Số hóa các cổ vật, hiện vật, tư liệu của Bảo tàng nhằm đưa di sản đến gần hơn với công chúng, qua đó phát huy giá trị văn hóa, lịch sử quê hương là một nhiệm vụ được chúng tôi dành nhiều tâm huyết. Hiện, chúng tôi đã lên kế hoạch để tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào việc số hóa cổ vật, hiện vật còn lại, cũng như phổ biến di sản đến công chúng rộng rãi hơn nữa”.

Số hóa, đưa hiện vật tại Bảo tàng Hà Tĩnh đến gần hơn với công chúng

Cán bộ Bảo tàng Hà Tĩnh kiểm tra lại những cổ vật, hiện vật đã được số hóa trên máy tính.

Một trong những kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin mà bảo tàng tỉnh sẽ thực hiện trong thời gian tới là đề xuất triển khai đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Số hóa di sản văn hóa Hà Tĩnh”.

Theo đó, dự án sẽ tập trung vào các nội dung: Đối với di sản văn hóa vật thể, chọn 1.000 di sản tiêu biểu nhất về giá trị, lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của Hà Tĩnh (100 di tích, thắng cảnh; 900 cổ vật và các bảo vật quốc gia) thực hiện chụp ảnh, viết lý lịch, dựng không gian 3D di tích và hiện vật. Về di sản văn hóa phi vật thể sẽ chọn 20 di sản tiêu biểu của Hà Tĩnh bao gồm diễn xướng văn nghệ dân gian, bí quyết nghề nghiệp, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian để chụp ảnh, quay video, viết lý lịch, viết thuyết minh.

Số hóa, đưa hiện vật tại Bảo tàng Hà Tĩnh đến gần hơn với công chúng

Sắp tới Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ tiến hành số hóa và dựng 3D cho 1.000 di sản văn hóa vật thể, gồm các hiện vật và các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Khu di tích Nguyễn Du, ảnh tư liệu của Đậu Bình.

Sau khi hoàn thành số hóa, dự án hướng tới xây dựng các sản phẩm như: hình thành, xây dựng được một app (ứng dụng) trên điện thoại thông minh giới thiệu được các di sản văn hóa tiêu biểu của Hà Tĩnh, gồm: di tích lịch sử văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; lễ hội, nghề thủ công truyền thống, diễn xướng văn nghệ dân gian; dựng hình ảnh 3D cho 50 di tích, thắng cảnh tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của Hà Tĩnh; chụp ảnh kỹ thuật số lại toàn bộ các di tích quốc gia và quốc gia đặc biệt của tỉnh Hà Tĩnh; làm 20 video clip về các di sản văn hóa phi vật thể: dân ca ví, giặm, hát sắc bùa Kỳ Anh, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Chiêu Trưng, nghề làm nón Kỳ Thư, nghề làm chiếu cói Nam Sơn, nghề cào hến sông La, nghề rèn Trung Lương, nghề mộc Thái Yên, nghề làm gốm Cổ Đạm, nghề thuốc nam, thuốc bắc ở Hà Tĩnh, nghề đan Đan Chế.

Số hóa, đưa hiện vật tại Bảo tàng Hà Tĩnh đến gần hơn với công chúng

Các di sản văn hóa phi vật thể cũng sẽ được số hóa với việc thực hiện các video. Trong ảnh: Diễn xướng dân ca, ví giặm.

Từ những sản phẩm của dự án, bên cạnh lưu lại làm tài liệu phục vụ công tác bảo tồn, bảo tàng tỉnh sẽ phổ biến trên nền tảng số Internet, giúp công chúng dễ dàng truy cập, tham khảo, học tập và nghiên cứu… nhằm phát huy sâu rộng các giá trị của di sản văn hóa Hà Tĩnh.

“Bên cạnh sự nỗ lực và quyết tâm thực hiện dự án, chúng tôi cũng mong muốn các cấp, ngành quan tâm nhiều hơn đến công tác số hóa của bảo tàng. Bởi hiện nay, ngoài nhân lực mỏng, chúng tôi còn thiếu hệ thống máy móc hiện đại để thực hiện dự án”, ông Trần Phi Công - Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh bày tỏ.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.