(Baohatinh.vn) - Trang trại lợn của ông Nguyễn Xuân Hiệp, trú tại thôn Phố Cường, xã Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam, bị xử phạt 52 triệu đồng.
Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành văn bản số 1065/QĐ-UBND “Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” đối với ông Nguyễn Xuân Hiệp, xã Gia Phố có hành vi xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt giới hạn cho phép.
Theo đó, phạt tiền 25 triệu đồng đối với hành vi xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật 5 lần thông số Coliform (25.000/5000), với lượng nước thải dưới 5m3/ngày, theo quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 13, Nghị định số 155/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ.
Nước thải xả ra môi trường từ trại lợn ông Hiệp có màu đen, hôi thối.
Phạt tiền tăng thêm 27 triệu đồng về hành vi vi phạm xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật đối với các thông số: BOD5 vượt 4,8 lần (572/117); COD vượt 2,3 lần (840/351); chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 1,9 lần (350/175,5); tổng Nitơ (tính theo N) vượt 1,47 lần (258/175,5), theo quy định tại Khoản 3, Điều 13, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Đồng thời, quyết định trên cũng buộc ông Nguyễn Văn Hiệp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và sớm báo cáo kết quả thực hiện tới cơ quan chức năng.
Trại lợn của gia đình ông Nguyễn Xuân Hiệp được xây dựng với quy mô khoảng 150 m2, có thời điểm chăn nuôi lên đến 300 con.
Trước đó, Báo Hà Tĩnh đã có bài viết: “Cả thôn khốn khổ vì trại lợn ô nhiễm” phản ánh về tình trạng trại lợn của gia đình ông Nguyễn Xuân Hiệp ở thôn Phố Cường, xã Gia Phố (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) có quy mô lên đến 300 con nhưng nằm ngay giữa khu dân cư, đầu nguồn nước, chất thải không được xử lý triệt để khiến môi trường ô nhiễm nặng. Cuộc sống người dân địa phương, theo đó bị đảo lộn, môi trường bị ảnh hưởng. Nhưng, khi bà con có ý kiến thì ông Hiệp không những không tìm giải pháp khắc phục mà còn có thái độ bất chấp, thách thức.
Nhiều xác lợn chết không rõ nguyên nhân được vứt bừa bãi tại các kênh mương (khu vực cánh đồng thuộc thôn 5, xã Cẩm Huy, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) khiến nhiều người kinh hãi khi chứng kiến .
Trên cơ sở thành công của chế phẩm sinh học Hatibio trong xử lý môi trường chăn nuôi, các cán bộ của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ (TBKHCN) Hà Tĩnh đã nghiên cứu thử nghiệm, nâng cấp, bổ sung phù hợp các chủng vi khuẩn, các loại enzym cần thiết nhằm nâng cao hoạt lực và quy mô xử lý.
Sau 2 tháng xuất hiện, tính đến ngày 22/7/2019, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 29 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, Can Lộc và TP Hà Tĩnh với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là 1.443 con.
Viện KSND TP Hà Nội vừa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án nữ Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư thương mại BĐS Nhật Nam (viết tắt là Công ty Nhật Nam) lừa đảo chiếm đoạt 4.816 tỷ đồng của hàng nghìn người để làm rõ một số nội dung liên quan.
Điều khiển phương tiện ô tô thiếu quan sát, gây tai nạn chết người, 1 thanh niên ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị Tòa án nhân dân huyện tuyên phạt 27 tháng tù giam.
Tình trạng người dân chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh phía trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) diễn ra từ nhiều năm nay, thế nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Các phiên toà “số hóa” do ngành KSND Hà Tĩnh ứng dụng buộc bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, người tham gia tố tụng tâm phục khẩu phục; qua đó nâng cao hiệu quả xét xử, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Hàng chục người Việt Nam tại Campuchia được dạy kịch bản dụ dỗ "nhà đầu tư" tham gia khai thác lỗi trang casino trực tuyến, dụ đặt cược... để chiếm đoạt tiền.
Anh Vũ Văn Nhật (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) hỏi: Sử dụng súng là vũ khí quân dụng bắn chết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nào?
Nhận ra sai lầm cũng là lúc Đặng Xuân Hùng và các bị cáo còn lại (cùng trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) phải đối diện với pháp luật. Mọi sự “giá như” giờ đây đều trở nên vô nghĩa.
Theo Bộ Công an, tổ chức khủng bố BPSOS do Nguyễn Đình Thắng cầm đầu, hoạt động dưới danh nghĩa "Cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng để trợ giúp tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam.
5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Luật TNHH Hà Châu (số 02H, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh) không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng; trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho người dân.
Lái xe không giữ khoảng cách an toàn, chuyển làn thiếu quan sát gây tai nạn nghiêm trọng làm chết người, người đàn ông ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) lĩnh án 18 tháng tù giam.
Theo Công an Hà Tĩnh, đây là đường dây lừa đảo xuyên quốc gia dưới hình thức đầu tư tiền điện tử Bitcoin và lừa đảo làm nhiệm vụ TikTok, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhiều nạn nhân.
Công an Hà Tĩnh khuyến nghị không làm theo chỉ dẫn, yêu cầu của đối tượng mà cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc liên hệ qua số điện thoại đường dây nóng của đơn vị.
Nhóm bị can mạo danh nhân viên y tế hoặc bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương gọi điện mời tham gia chương trình "Hồ sơ vàng" để được ưu đãi mua thuốc, lừa đảo hơn 2.500 người.
Nghe xong phần tuyên án từ TAND TP Hà Tĩnh, Nguyễn Tiến Lực (trú huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) như chết lặng. Mọi sự ăn năn giờ đây chẳng thể nào cứu nổi bị cáo khỏi chốn tù tội.
Anh Điện Văn Hưng (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trong các hoạt động kinh doanh đường phố, thường xuất hiện khái niệm “bảo kê”. Vậy, người thực hiện hành vi “bảo kê” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Kể từ ngày 1/1/2025, 53 thẩm phán cao cấp, trung cấp và sơ cấp của TAND 2 cấp tỉnh Hà Tĩnh đã chuyển thành chức danh thẩm phán TAND theo quy định của Luật Tổ chức TAND sửa đổi.
Việc bám sát các vấn đề thời sự để kịp thời tổ chức xét xử là phương thức hữu hiệu đưa pháp luật đến sát hơn với người dân Hà Tĩnh, từ đó, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa các loại tội phạm.