Trăn trở giải pháp thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng

(Baohatinh.vn) - Theo các đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh, thu hút đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2025. Bên cạnh đó, cần tháo gỡ khó khăn, có chính sách phù hợp làm “đòn bẩy” để các địa phương bứt tốc.

Năm 2024, tình hình KT-XH Hà Tĩnh đạt nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực và có tín hiệu đáng mừng nhưng theo các đại biểu dân cử, quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Trong đó, tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch; giải phóng mặt bằng một số nơi còn nhiều vướng mắc; phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh chưa đồng đều giữa các địa phương; xây dựng đô thị văn minh còn khó khăn về nguồn lực; một số dự án, vụ việc tồn đọng chưa được xử lý dứt điểm…

bqbht_br_az9a-3419.jpg
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Trần Tú Anh, Trần Văn Kỳ chủ tọa Kỳ họp thứ 23 của HĐND tỉnh khóa XVIII.

Bàn thảo giải pháp để đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển năm 2025, nhiều ý kiến khẳng định, điều quan trọng nhất vẫn là tăng cường thu hút đầu tư, linh hoạt trong ban hành các chính sách để làm “đòn bẩy” cho các địa phương phát triển nhanh, bền vững.

Tạo sức hút hấp dẫn các nguồn lực đầu tư

Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 11/12, tăng cường thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần đưa địa phương phát triển về mọi mặt… là những giải pháp trọng tâm được các đại biểu HĐND tỉnh đề cập.

bqbht_br_phong.jpg
Đại biểu Đặng Trần Phong - Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân phát biểu thảo luận.

Làm rõ thêm nội dung này, đại biểu Đặng Trần Phong (Tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) đề nghị, cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ huyện Nghi Xuân phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh địa bàn, đại biểu Đặng Trần Phong cho rằng, tỉnh cần có cơ chế chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo giải quyết các tồn đọng, vướng mắc đối với các dự án đầu tư ngoài ngân sách có sử dụng đất, đôn đốc các nhà đầu tư sớm triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn.

Chú trọng thu hút đầu tư các dự án công nghiệp trọng điểm cũng là ý kiến của đại biểu Đặng Văn Thành (tổ đại biểu huyện Kỳ Anh).

bqbht_br_thanh-9897.jpg
Đại biểu Đặng Văn Thành - Giám đốc Sở Công thương phát biểu thảo luận.

Theo Giám đốc Sở Công thương, “đòn bẩy” để hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH năm 2025 là chú trọng chuyển đổi số trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; ưu tiên thu hút đầu tư các DN công nghệ số, DN ứng dụng công nghệ số trong quản lý và sản xuất kinh doanh; tăng cường công tác kết nối DN công nghiệp trong và ngoài nước nhằm tạo chuỗi liên kết, nhất là nhóm ngành chế biến sâu sản phẩm thép, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô và chế biến nông lâm thủy hải sản.

Cùng chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Việt Hùng (Tổ đại biểu huyện Lộc Hà) cho rằng, cần tăng cường thu hút thêm các nhà đầu tư để góp phần phát triển hạ tầng du lịch biển và đô thị biển Lộc Hà.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thuỷ (Tổ đại biểu huyện Hương Sơn) cho rằng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX xác định: “Phát triển KKT Cửa khẩu Quốc tế Cầu treo trở thành trung tâm Logistics trên giao điểm của trục đường Hồ Chí Minh và hành lang kinh tế Đông - Tây”. Do đó, tỉnh cần quan tâm phát triển KKT với các giải pháp như: Thực hiện hiệu quả công tác quản lý, xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch chung KKT Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đến năm 2045. Quan tâm, nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để huy động, thu hút nguồn lực đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng KKT cửa khẩu…

bqbht_br_mt.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thuỷ - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy tham gia thảo luận.

Thu hút đầu tư cũng là giải pháp được đại biểu Hoàng Quang Trung (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) đề cập. Theo đại biểu, tỉnh cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ huyện phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho người dân; cần có các chính sách nhằm tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ để phát triển khu du lịch biển Thiên Cầm trở thành khu du lịch trọng điểm; quan tâm, bố trí nguồn vốn đầu tư vào các vùng quy hoạch trọng điểm, nhất là hệ thống giao thông; bố trí nguồn vốn GPMB sạch trước khi thu hút đầu tư để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi vào đầu tư.

Có chính sách phù hợp với từng địa phương

Ngoài thu hút đầu tư, việc ban hành các chính sách phù hợp để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, từ đó, tạo đòn bẩy phát triển KT-XH của từng địa phương cũng được các đại biểu đề xuất với HĐND, UBND tỉnh.

bqbht_br_az9a-3359.jpg
Đại biểu tham dự kỳ họp.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thuỷ (Tổ đại biểu huyện Hương Sơn) nêu thực tế, Hương Sơn là địa bàn miền núi, biên giới, thường xuyên bị thiên tai, bão lũ, hạ tầng xuống cấp; thu ngân sách khó khăn trong khi nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng để thực hiện lộ trình xây dựng huyện NTM nâng cao rất lớn. Đề nghị HĐND, UBND tỉnh quan tâm đầu tư nguồn lực triển khai các dự án thực sự cấp bách, đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.

Liên quan chính sách về xây dựng NTM, đại biểu Đặng Trần Phong (Tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) và đại biểu Trần Thị Hoa (Tổ đại biểu huyện Thạch Hà) đề nghị, xem xét cân đối ngân sách để có sự hỗ trợ phù hợp, cơ chế chính sách cho các địa phương trong việc trả nợ XDCB và chi thường xuyên; có giải pháp tháo gỡ việc thực hiện quy định về kinh phí lập quy hoạch sử dụng từ nguồn chi thường xuyên.

Đại biểu Đặng Văn Thành (Tổ đại biểu TX Kỳ Anh) cho rằng, cần có giải pháp tạo thuận lợi để các nhà máy trên địa bàn hoàn thành và đi vào vận hành, tạo động lực tăng trưởng mới và nguồn thu cho tỉnh; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng các KCN…

Phản ánh kịp thời các vấn đề cử tri quan tâm

Đánh giá phiên thảo luận, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cho biết, ngoài 8 đại biểu đại diện cho các tổ đại biểu phát biểu trực tiếp tại hội trường còn một số đại biểu gửi ý kiến bằng văn bản. Các đại biểu đã phản ánh kịp thời các vấn đề cử tri quan tâm và những vấn đề thực tiễn đặt ra, đồng thời bày tỏ sự đồng thuận cao với các nhận định, đánh giá của UBND về kết quả trên các lĩnh vực KT-XH, QPAN năm 2024.

bqbht_br_az9a-3705-6195.jpg
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đánh giá phiên thảo luận.

Đại biểu cũng tập trung phân tích, đánh giá những hạn chế như: tăng trưởng kinh tế chưa như kỳ vọng; tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và một số chính sách chưa đạt kế hoạch; tình trạng tội phạm lừa đảo qua mạng, vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên, vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông vẫn gây nhiều băn khoăn, lo lắng cho cử tri và Nhân dân….

Trên cơ sở đó, đại biểu đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025 và cả nhiệm kỳ như: tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chú trọng thu hút đầu tư các dự án công nghiệp trọng điểm; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; bổ sung nhiệm vụ, giải pháp về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế sau tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng; kịp thời chỉ đạo các đơn vị sau sáp nhập đơn vị hành chính đi vào hoạt động hiệu quả; xử lý dứt điểm cơ sở vật chất còn tồn đọng sau sắp xếp; bổ sung biên chế giáo viên…

Đọc thêm

Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.