Tranh cãi về thủ phạm vụ ám sát Tổng thống Haiti

Cảnh sát và giới chức Haiti cho biết Tổng thống bị một nhóm lính đánh thuê ám sát, nhưng phe đối lập và truyền thông nghi ngờ câu chuyện này.

Tranh cãi về thủ phạm vụ ám sát Tổng thống Haiti

Các nghi phạm trong vụ ám sát Tổng thống Moise sau khi bị bắt tại thủ đô Port-au-Prince hôm 8/7. Ảnh: AP .

Cảnh sát và các chính trị gia đang điều hành Haiti cho biết Tổng thống Jovenel Moise bị bắn chết tại dinh thự ở thủ đô Port-au-Prince bởi các nghi phạm thuộc nhóm lính đánh thuê gồm 26 người Colombia và hai người Mỹ gốc Haiti vào khoảng 1h sáng 7/7.

“Những người nước ngoài đã đến đất nước của chúng ta để ám sát Tổng thống”, Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Haiti Leon Charles nói trong cuộc họp báo hôm 8/7. 15 người Colombia và hai công dân Mỹ đã bị bắt, ba người Colombia bị tiêu diệt và 8 người khác đang bỏ trốn.

Tuy nhiên, trong một chương trình phát thanh địa phương hôm 9/7, cựu thượng nghị sĩ Steven Benoit, chính trị gia đối lập nổi tiếng tại Haiti, cho rằng “Tổng thống bị chính vệ sĩ của mình ám sát, chứ không phải nhóm người Colombia”.

Alfredo Antoine, một cựu nghị sĩ khác, tỏ ý nghi ngờ chủ mưu vụ ám sát là những nhà tài phiệt quyền lực tại nước này. “Họ giết Moise bởi không muốn lợi ích của mình bị tổn hại”, ông lập luận.

Tạp chí Semana của Colombia dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay các cựu binh Colombia đến Haiti sau khi được tuyển mộ để bảo vệ Tổng thống Moise, người được cho là có nhiều kẻ thù, chứ không phải để ám sát ông. Tờ El Tiempo gây thêm khúc mắc khi khẳng định camera an ninh từ dinh thự Tổng thống Haiti cho thấy nhóm lính đánh thuê đột nhập từ khoảng 2h30-2h40 sáng 7/7, thay vì 1h như thông tin từ cảnh sát.

Thông tin mâu thuẫn về vụ ám sát Tổng thống, cùng việc Thủ tướng lâm thời Haiti Claude Joseph đề nghị Mỹ và Liên Hợp Quốc hỗ trợ an ninh, đã khiến nhiều người dân cảm thấy nghi ngờ và lo lắng.

Paul Raymond, giáo viên 41 tuổi tại Port-au-Prince, tin rằng ông Moise bị đội ngũ an ninh của chính mình phản bội. “Những người biết ông ấy và quen thuộc với dinh thự đã vạch ra kế hoạch”, Raymond nêu ý kiến, chỉ ra rằng không có vệ sĩ nào của Tổng thống Haiti bị thương trong vụ tấn công.

Giới chức Colombia hôm 9/7 nêu danh tính 13 nghi phạm, bao gồm hai người đã bị tiêu diệt và 11 người bị bắt. Tất cả đều là cựu binh quân đội Colombia. Hai người Mỹ gốc Haiti được xác định là James Solages, 35 tuổi, và Joseph Vincent, 55 tuổi.

Các điều tra viên đã lục soát phương tiện của nhóm nghi phạm, tìm thấy vũ khí và tiền USD, một máy chủ theo dõi hình ảnh camera được lắp đặt trong dinh thự của Moise, cùng sổ séc của Đệ nhất phu nhân Haiti.

Trong số những người ở dinh thự, chỉ vợ chồng Tổng thống Moise bị bắn. Đệ nhất phu nhân Haiti trọng thương và đã được đưa tới Mỹ điều trị, còn con gái họ thoát chết nhờ trốn trong phòng anh trai.

Theo Ánh Ngọc/VnExpress/Guardian

Đọc thêm

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.