Trào lưu chơi pickleball, cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?

Gần đây, pickleball nhanh chóng trở thành bộ môn thể thao được ưa chuộng tại Việt Nam. Bộ môn này là sự kết hợp các yếu tố của tennis, cầu lông và bóng bàn, tạo nên một trò chơi thú vị, lành mạnh.

1. Chơi pickleball mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Pickleball được ra đời từ những năm 1960 tại bang Washington, Hoa Kỳ. Ban đầu trò chơi có tên gọi là "paddle tennis" nhưng sau đó được đổi thành "pickleball". Cho đến nay, pickleball đã phát triển và trở thành một trong những môn thể thao ngoài trời phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và có mặt trên hơn 50 quốc gia trên khắp thế giới.

Tại Việt Nam, pickleball nhanh chóng trở thành bộ môn thể thao được ưa chuộng, dành cho mọi lứa tuổi và mọi trình độ thể lực. Bộ môn này là sự kết hợp các yếu tố của tennis, cầu lông, bóng bàn, tạo nên một trò chơi năng động, thú vị.

Cụ thể, pickleball được chơi trên sân có kích thước giống như sân cầu lông và sử dụng lưới thấp hơn lưới tennis. Người chơi dùng vợt để đánh một quả bóng nhựa qua lại với nhau.

Theo BSCKI. Ngô Đức Nhuân, chuyên khoa y học thể thao, chơi pickleball đều đặn sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe, có thể kể đến như:

- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tham gia pickleball thường xuyên mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch. Theo đó, những người tham gia chơi bộ môn này 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài 1 tiếng trong vòng 6 tháng đã cho thấy sự cải thiện về sức khỏe tim mạch, hệ hô hấp, mức độ cholesterol và huyết áp.

- Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Chơi pickleball đòi hỏi người chơi di chuyển liên tục, giúp đốt cháy calo và tăng cường sức mạnh cơ bắp.

- Cải thiện sự linh hoạt và khả năng phối hợp: Những động tác nhanh nhẹn, chính xác trong môn thể thao này cũng giúp cải thiện khả năng phản xạ, tăng cường phối hợp tay - mắt và duy trì thăng bằng tốt hơn.

- Nâng cao sức khỏe tinh thần: Pickleball giúp người chơi giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn, dễ cảm thấy hài lòng với cuộc sống, giảm nguy cơ mắc trầm cảm, lo âu…

Chơi pickleball đều đặn sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe.
Chơi pickleball đều đặn sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe.

2. Một số chấn thương có thể gặp khi chơi pickleball

Mặc dù pickleball là môn thể thao khá nhẹ nhàng, nhưng vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ chấn thương, đặc biệt là khi chơi quá sức. Một số chấn thương có thể gặp khi chơi pickleball như bong gân, căng giãn cơ quá mức, thậm chí rách cơ. Việc sử dụng quá mức các cơ và gân vùng cẳng tay và khuỷu cũng có thể làm tổn thương, dẫn đến viêm gân...

Ngoài ra, do các bước phản xạ nhanh, đột ngột như lao, xoay người, vung tay, người chơi pickleball cũng có khả năng gặp chấn thương liên quan đến mắt cá chân, đầu gối, vai, khuỷu tay, lưng...

3. Lưu ý khi chơi pickleball để giảm nguy cơ chấn thương

Để tránh gặp chấn thương trong khi chơi pickleball, có một số lưu ý như sau:

- Khởi động kỹ trước khi tập: Dành 3-5 phút để khởi động trước khi chơi, sẽ giúp làm nóng cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu, giảm nguy cơ chấn thương như bong gân, căng cơ.

- Lượng vận động vừa đủ: Bạn có thể chơi pickle mỗi ngày, nhưng đừng chơi quá sức. Nếu bị đau cơ hoặc khớp khi chơi, cần chườm đá tại vị trí đau và nghỉ ngơi cho đến khi triệu chứng được cải thiện.

- Thực hiện đúng động tác cơ bản: Sử dụng lực đánh vừa đủ.

- Mang giày phù hợp: Nên lựa chọn các loại giày thể thao đảm bảo độ bám tốt và đàn hồi cao giúp bạn di chuyển nhanh chóng trên sân và hạn chế gây chấn thương. Tránh sử dụng giày chạy khi chơi pickleball.

- Uống đủ nước: Uống nước rất cần thiết để bù đắp lượng chất lỏng mất đi qua mồ hôi khi tập luyện, nhất là khi bạn chơi thể thao trong thời tiết mùa hè nắng nóng. Tránh để cơ thể mất nước, sẽ gây hại sức khỏe.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Hành trình vượt ngàn cây số giành lại đôi chân cho người con mắc ung thư xương

Hành trình vượt ngàn cây số giành lại đôi chân cho người con mắc ung thư xương

Dù cả 3 bệnh viện đều khuyên chỉ có cách cắt cụt chân mới cứu được tính mạng của con trai, chị Nguyễn Thị Hạnh, mẹ của bệnh nhân Nguyễn Bảo Long (18 tuổi, Lâm Đồng), vẫn kiên trì nuôi hy vọng. Với tấm lòng người mẹ, chị không quản ngại đưa con ra Hà Nội, và niềm vui vỡ òa khi con trai đã giữ được đôi chân lành lặn.
9 loại thực phẩm khiến bạn nhanh già

9 loại thực phẩm khiến bạn nhanh già

Bạn biết rằng thực phẩm bạn ăn ảnh hưởng đến mọi thứ, từ vòng eo đến tâm trạng của bạn. Nghiên cứu mới cho thấy chế độ ăn uống của bạn cũng có thể đóng vai trò trong việc bạn già đi như thế nào.
Ăn gừng có nên bỏ vỏ?

Ăn gừng có nên bỏ vỏ?

Tôi thường gọt bỏ vỏ gừng vì thấy bẩn, còn vợ toàn để nguyên, đập dập rồi chế biến, cách nào tốt cho sức khỏe hơn? (Sơn, 30 tuổi, Hà Nội).
Đã bọc răng sứ có niềng răng được không?

Đã bọc răng sứ có niềng răng được không?

Một trong những thắc mắc thường gặp của các bệnh nhân đó là “Sau khi bọc răng sứ liệu có niềng răng được không?” sẽ được các bác sỹ của Nha khoa Mai Hùng Group (TP Hà Tĩnh) giải đáp một cách cụ thể, dễ hiểu.