Triệu chứng lâm sàng khi mắc Omicron BA.2.75 siêu lây nhiễm?

Biến thể mới Omicron BA.2.75 đã được phát hiện tại Ấn Độ và khoảng 10 nước khác. Biến thể phụ mới này của Omicron được cho là siêu lây nhiễm, còn hơn cả Omicron BA.5. Vậy triệu chứng lâm sàng khi mắc BA.2.75 có gì khác biệt so với mắc COVID-19 thông thường hay không?

1. WHO thông báo về chủng phụ mới của Omicron - BA.2.75 tại 10 quốc gia

Triệu chứng lâm sàng khi mắc Omicron BA.2.75 siêu lây nhiễm?

Sau khi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tổ chức họp báo để thông báo về biến thể phụ mới của Omicron mang tên BA.2.75 đã được phát hiện ở khoảng 10 quốc gia bao gồm cả Ấn Độ, đã có các cuộc thảo luận xung quanh độc lực, khả năng lây lan cũng như triệu chứng và mức độ nguy hiểm của nó.

Biến thể Omicron đã gây ra làn sóng dịch COVID -19 trên toàn cầu kể từ đầu năm nay và liên tục biến đổi gene. Cho tới nay, vẫn chưa có biến thể nào mới khác biệt ngoại trừ các biến thể phụ của Omicron liên tục xuất hiện.

2. Ca mắc Omicron BA.2.75 đầu tiên từ Ấn Độ?

Trong một video chia sẻ trên nền tảng Twitter, nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan cho biết, một biến thể phụ mang tên BA.2.75 lần đầu tiên được ghi nhận tại Ấn Độ và rồi sau đó xuất hiện tại khoảng 10 quốc gia khác nữa.

Đây là lần thứ 2 một biến thể/biến thể phụ mới được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ.

Biến thể Delta vốn gây ra làn sóng COVID-19 lần thứ hai có mức độ tàn phá trên toàn cầu cũng ghi nhận ca mắc đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 10/2020. Cho đến ngày 11/5/2021, Delta vẫn được coi là biến thể cần quan tâm.

3. Triệu chứng lâm sàng khi mắc biến thể Omicron BA.2.75

Hiện nay, chưa có báo cáo nào về triệu chứng khác biệt khi mắc biến thể Omicron BA.2.75 so với các triệu chứng COVID-19 thông thường hay gặp. Có vẻ như Omicron BA.2.75 thường gây ra triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng khi mắc. Tuy nhiên, còn quá sớm để nói bất kể điều gì về các triệu chứng lâm sàng khi mắc biến thể phụ mới này.

Nhiều chuyên gia y tế cho biết, những ngày gần đây, số ca COVID-19 nặng ít hơn so với trước đó. Triệu chứng COVID thường nhẹ và thường chỉ kéo dài từ 2-3 ngày.

Theo CDC Mỹ, sau đây là các triệu chứng COVID-19 thông thường:

Sốt hoặc ớn lạnh, ho, hụt hơi hoặc khó thở, mệt mỏi, đau cơ hoặc tê mỏi người, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, viêm họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy

Theo CDC Mỹ, 4 triệu chứng điển hình khi mắc Omicron, trong đó bao gồm cả các biến thể phụ của Omicron:

Ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, chảy nước mũi

Mặc dù BA.2.75 có vẻ như được dự đoán là siêu lây nhiễm còn hơn cả BA.5, triệu chứng thường là nhẹ và chỉ kéo dài 2-3 ngày, ở nhiều người thậm chí còn không có triệu chứng. Do là biến thể mới nên các nhà khoa học còn ít thông tin về nó.

Tuy nhiên, người cao tuổi mắc bệnh lý nền nên cẩn thận. Đối với những bệnh nhân khác, nếu gặp bất kể biến chứng nào cũng nên tư vấn bác sĩ để được điều trị phù hợp.

Theo nhà khoa học trưởng của WHO, biến thể phụ mới này có ít đột biến hơn ở thụ thể gắn với protein gai nhọn của virus. Nhà khoa học Swaminathan cho biết còn quá sớm để biết được biến thể phụ mới này có thêm bất kể đặc tính nào có thể lẩn tránh hệ miễn dịch hơn hay có tiềm năng gây ra bệnh nặng hơn hay không.

4. Các biến thể phụ mới của Omicron đang diễn biến ra sao trên toàn cầu?

Theo WHO, biến thể phụ BA.4 và BA.5 hiện đang dẫn tới những làn sóng COVID trên toàn cầu. Ở những nước như Ấn Độ nơi dòng phụ BA.2.75 đã được phát hiện, WHO đang theo dõi sát sao tình hình.

Hiện nay, WHO đang truy vết BA.2.75 và Nhóm tư vấn kỹ thuật WHO về sự tiến triển của virus SARS-CoV-2 đang thu thập dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới.

Triệu chứng lâm sàng khi mắc Omicron BA.2.75 siêu lây nhiễm?

5. Đại dịch còn lâu mới kết thúc

Với các biến thể mới biến thể phụ mới cứ xuất hiện vài tháng một lần, dường như đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc và có thể dịch cứ thế nổi lên liên tục trong nhiều năm tới. Chúng ta nên có cách ứng xử phù hợp với COVID trong cuộc sống hàng ngày để ngăn ngừa bị nhiễm virus. Vì vậy, hãy tự bảo vệ bản thân mình, cho dù là trước BA.4, BA.5 hay BA.2.75, chuyên gia WHO Abdi Mahamud đưa ra lời khuyên.

6. Đeo khẩu trang và sát khuẩn luôn có tác dụng phòng COVID, cho dù là trước bất kể biến thể nào

Những thói quen lành mạnh như đeo khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn và vệ sinh sạch sẽ nhà cửa sẽ gúp cho bạn và gia đình phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Và hãy tránh đưa tay sờ lên mắt mũi miệng.

Khi nghi ngờ hay có dấu hiệu mắc COVID, hãy tự cách ly ở nhà để điều trị và ngăn ngừa lây sang cho người khác.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Những ngày này, không khí chuẩn bị cho lễ Giáng sinh tại Nhà thờ chính tòa Văn Hạnh (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) đang rất khẩn trương. Bà con giáo dân gấp rút hoàn thiện các phần việc cuối cùng trong niềm hân hoan và đoàn kết.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
5 thói quen làm đau cột sống

5 thói quen làm đau cột sống

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống.
Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Chương trình “Trồng răng Implant miễn phí” được Nha Khoa Mai Hùng Group phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức không chỉ là sự giúp đỡ về mặt y tế, mà còn là món quà của hy vọng, là sự động viên, chia sẻ yêu thương để những người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Gội đầu hằng ngày không chỉ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc khô, dễ gãy, gây kích ứng da đầu, mà còn có thể tác động đến tuổi thọ mái tóc.
Thời tiết Hà Tĩnh những ngày tới ra sao?

Thời tiết Hà Tĩnh những ngày tới ra sao?

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ ngày 16-21/12, Hà Tĩnh tiếp tục chịu ảnh hưởng không khí lạnh có cường độ suy yếu chậm nên có ngày hửng nắng xen kẽ có ngày mưa.
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!