Trồng cây ứng phó với biến đổi khí hậu

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, ngay từ những ngày đầu xuân Nhâm Thìn, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã ra quân trồng cây hưởng ứng ngày “tết trồng cây”.

Đặc biệt, sáng ngày 28/1 (tức mùng 6 tết), hơn 300 cán bộ, chiến sỹ kiểm lâm, công an, bộ đội, học sinh và người dân địa phương đã có mặt tại xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên để tham dự lễ phát động.

Ông Lê Đình Sơn cùng lãnh đạo các ban ngành trồng cây
Ông Lê Đình Sơn cùng lãnh đạo các ban ngành trồng cây

Đây là địa phương được tỉnh lựa chọn thực hiện điểm nhằm tạo khí thế sôi nổi trong mọi người dân. Ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại lễ phát động: “ Mùa xuân là tết trồng cây, vì vậy nhân đợt phát động lần này các địa phương cần tuyên truyền đến mọi người dân ý nghĩa của việc trồng cây đầu năm; trồng cây để bảo vệ môi trường ứng phó biến đổi khí hậu, chống xói mòn, nước biển dâng. Bên cạnh việc trồng phải gắn với chăm sóc, bảo vệ cây; quản lý, bảo vệ rừng; bố trí cây trồng phù hợp, tránh trồng hình thức...”

Được biết, ngay trong ngày phát động, Cẩm Xuyên đã trồng 2,3 vạn cây phi lao ở các đai phòng hộ ven biển. Ngày 30/1 (tức mùng 8 tháng giêng) các địa phương, đơn vị còn lại trong toàn tỉnh sẽ đồng loạt ra quân trồng cây đầu năm. Theo kế hoạch, năm 2012 tỉnh ta sẽ trồng 88 vạn cây phân tán với các loại cây phi lao, keo, cây bóng mát, xà cừ, cây bản địa và trồng 6.500 ha rừng sản xuất ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên.

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.