Trung Quốc đem Biển Đông đi đăng ký “di sản văn hóa UNESCO”

Trung Quốc đang tìm cách đăng ký “Con đường tơ lụa biển” lên UNESCO, với mục đích đưa ra là bảo vệ các địa điểm khảo cổ ở Biển Đông.

Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đăng tải ảnh về hoạt động khảo cổ ở Biển Đông.
Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đăng tải ảnh về hoạt động khảo cổ ở Biển Đông.

Thông tin được tờ Want China Times của Đài Loan đăng tải. Theo ông Wang Yiping, người đứng đầu cơ quan di sản văn hóa của Hải Nam, xác của các tàu đắm ở hai đảo mà Trung Quốc gọi là Shanhu và Jinyin (Hoàng Sa và đảo Quang Ản thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) sẽ được khai quật trong vòng hai năm tới. Ông này cho rằng vật liệu đá xây dựng và các đồ chạm khắc có từ thời nhà Thanh (1644-1911) đã được phát hiện ở các địa điểm này.

Ông Wang còn cho biết thêm, Tam Sa, đơn vị hành chính Trung Quốc lập trái phép nhằm quản lý Hoàng Sa của Việt Nam trước đó đã có chương trình bảo tồn ở đảo Hữu Nhật và đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ lâu.

Ông cũng cho rằng Trung Quốc đã tiến hành các cuộc khảo sát khảo cổ thường xuyên ở Hoàng Sa và các cuộc khảo sát hiện đang được mở rộng xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

“Một căn cứ khảo cổ quốc gia dưới nước, một trạm làm việc và một bảo tàng liên quan đến Biển Đông đều đang được lên kế hoạch nhằm bảo vệ “Con đường tơ lụa biển” và thêm vào danh sách Di sản Thế giới UNESCO”, ông này cho hay.

Tờ báo Đài Loan còn cho biết giới chức di sản văn hóa Trung Quốc đã xác định 136 địa điểm dưới lòng Biển Đông kể từ khi họ triển khai sáng kiến bảo vệ vào năm 1990 và nhiều địa điểm nằm trong danh sách bảo vệ quốc gia của Trung Quốc.

Đây được xem là động thái tiếp theo trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối kịch liệt của các nước láng giềng cùng cộng đồng quốc tế, gần đây Trung Quốc ngày càng có hành động hiếu chiến, nhằm thực hiện tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông, như hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, phát hành bản đồ “đường lưỡi bò” 10 đoạn mới, gia tăng các hoạt động cải tạo các bãi ngầm thành đảo nhân tạo, nhằm thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông…

Theo Dantri

Đọc thêm

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.