Trung tướng Tô Ân Xô: Có giám đốc trung tâm đăng kiểm không biết chữ

Giám đốc Trung tâm kiểm định 50-17D ở Nhà Bè khi bị bắt đã lộ ra việc không biết đọc, viết, khai học đến lớp 3 từ 50 năm trước, theo trung tướng Tô Ân Xô.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/1, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an trả lời VnExpess về những sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm.

Ông Xô cho biết, mấy tuần qua, Công an TP HCM cùng một số cục nghiệp vụ của Bộ Công an đã làm rõ các hành vi sai phạm, tiêu cực trong quá trình cấp giấy chứng nhận, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tại một số trung tâm kiểm định các phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn TP HCM, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Riêng Công an TP HCM đã ra lệnh khám xét 13 trung tâm kiểm định, khởi tố 6 vụ án với 43 bị can với các tội danh Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo trong công tác .

Thủ đoạn mà các trung tâm đã sử dụng là bỏ qua lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công hoặc cho thuê phụ tùng không đảm bảo kỹ thuật. Đơn cử như xe mòn lốp thì nộp tiền thay lốp, thay thành thùng, thay một số bộ phận để đảm bảo tiêu chuẩn; sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải...

Theo người phát ngôn Bộ Công an, ước tính có khoảng hơn 70.000 phương tiện cơ giới được kiểm định theo cách làm luật như vậy. Các trung tâm kiểm định có vi phạm cũng đã cấp khoảng 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.

Một số trung tâm đăng kiểm không đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn được thành lập, lập danh sách kiểm định viên giả để hợp thức hóa một số quy định của Chính phủ về dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Tướng Xô đánh giá, những hành vi này làm cho việc giám sát chất lượng, số lượng phương tiện an toàn giao thông và bảo vệ môi trường bị ảnh hưởng, xâm phạm những hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, xâm phạm đến trật tự quản lý công cộng, gây thiệt hại tài sản cho người dân, gây dư luận xấu cho xã hội và mất an toàn cho người điều khiển và người dân.

“Hành vi này có thể coi là loại virus Việt Á trong lĩnh vực kiểm định phương tiện giao thông. Bộ Công an đang tích cực triển khai các biện pháp ngăn chặn vi phạm trên toàn quốc. Số lượng bị can có thể tăng lên trong thời gian tới”, ông Xô nói.

Trung tướng Tô Ân Xô: Có giám đốc trung tâm đăng kiểm không biết chữ

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an. Ảnh: Nhật Bắc

Trước đó, ngày 29/12/2022, 14 cán bộ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 99-03D bị Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ hơn 6,5 tỷ đồng trong ba năm. Kết quả điều tra ban đầu xác định, Trung tâm 99-03D ở thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ bị nhiều ý kiến phản ánh là sách nhiễu, gây khó khăn, gợi ý, nhận tiền “bôi trơn” với nhiều chủ phương tiện.

Ngày 30/12/2022, ông Trần Bửu Tùng, 64 tuổi, Giám đốc trung tâm đăng kiểm 50-19D; Nguyễn Huỳnh Phong (Phó giám đốc trung tâm) và 3 đăng kiểm viên ở quận Bình Tân, TP HCM, bị bắt tạm giam bị bắt với cáo buộc Nhận hối lộ . Riêng Nguyễn Tấn Thành bị điều tra về tội Đưa hối lộ . Trung tâm đăng kiểm 50-19D thuộc Công ty CP Phú An Viễn, có trụ sở chính tại đường Trần Hưng Đạo, quận 5.

Sai phạm của các trung tâm này bị bại lộ sau khi CSGT TP HCM phát hiện nhiều phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật như: xe tải, xe ben cơi nới thành, thùng; biển số mờ, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải... vẫn được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Vào cuộc điều tra, Công an TP HCM xác định hàng loạt trung tâm đăng kiểm đã nhận tiền “lót tay” để bỏ qua vi phạm cho các ôtô khi đăng kiểm, thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng. Cho rằng sai phạm có thể xảy ra ở các trung tâm đăng kiểm trên cả nước, Công an TP HCM đã phối hợp Cục cảnh sát Kinh tế, Cục CSGT (Bộ Công an) và các tỉnh thành mở rộng điều tra vụ án

Theo Viết Tuân/VNE

Đọc thêm

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.