Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ về 2 dự án luật

(Baohatinh.vn) - Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hà Tĩnh, Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau đã tích cực tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến xây dựng và hoàn thiện các dự án luật.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
24.06.08.XV7.Sang08.Tin.ThaoLuanTo1.JPG
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 16 điều hành phiên thảo luận.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 8/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 16 điều hành phiên thảo luận gồm ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Tĩnh.

Luật hóa quy định phòng ngừa, trấn áp, trừng trị việc buôn bán người

Thảo luận tại tổ, các đại biểu khẳng định sự cần thiết sửa đổi dự án Luật Phòng, chống mua bán người nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế; phát huy vai trò phòng, chống mua bán người từ cơ sở và giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi luật hiện hành.

24.06.08.XV7.Sang08.Tin.ThaoLuanTo2.jpg
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh - Trần Đình Gia tham gia ý kiến.

Các đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát các quy định, thông lệ quốc tế để nội luật hóa đầy đủ các quy định về phòng ngừa, trấn áp, trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; làm rõ các khái niệm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các hành vi bị nghiêm cấm; phương thức tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân. Đồng thời, bổ sung các quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh; tách bạch mục đích bóc lột và mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất; ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp; hỗ trợ chi phí phiên dịch cho nạn nhân là người dân tộc thiểu số trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

24.06.08.XV7.Sang08.Tin.ThaoLuanTo4.jpg
ĐBQH tỉnh Cao Bằng - Đoàn Thị Lê An phát biểu thảo luận.

Thiết lập cơ chế xử lý theo hướng tiếp cận chuyên biệt

Xác định mục tiêu bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, các đại biểu khẳng định việc ban hành một đạo luật chuyên biệt về tư pháp đối với người chưa thành niên là cần thiết. Qua đó, thể hiện một nước Việt Nam đáp ứng và thực thi tích cực, nghiêm túc yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, các khuyến nghị của Ủy ban Quyền trẻ em - Liên hiệp quốc.

24.06.08.XV7.Sang08.Tin.ThaoLuanTo3.jpg
ĐBQH đoàn Lâm Đồng Nguyễn Văn Hiển - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội tham gia thảo luận.

Các đại biểu đề nghị rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên; giao cơ quan có thẩm quyền thực hiện các hoạt động tố tụng làm thường trực, đảm bảo phù hợp tính chất, nhiệm vụ của cơ quan điều phối các vấn đề liên quan đến tư pháp người chưa thành niên; đánh giá kỹ lưỡng về nguồn lực bảo đảm đối với việc bổ sung biện pháp giám sát điện tử.

24.06.08.XV7.Sang08.Tin.ThaoLuanTo5.jpg
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Cà Mau - Nguyễn Quốc Hận phát biểu ý kiến.

Phải rà soát các trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, khả năng nhận thức, đặc điểm nhân thân, khả năng giáo dục, phục hồi của người chưa thành niên. Từ đó, quy định các chế tài xử lý cụ thể, bảo đảm phù hợp, khả thi. Đồng thời, tách vụ án hình sự xử lý người chưa thành niên trong vụ án vừa có người đã thành niên và người chưa thành niên.

24.06.08.XV7.Sang08.Tin.ThaoLuanTo5(2).JPG
Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu - Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phát biểu thảo luận.

Hỗ trợ tối đa nạn nhân bị mua bán người

Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 16 đề nghị cần đánh giá tác động về tư vấn hôn nhân, cho, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, mang thai hộ, hiến mô, tạng; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc phòng ngừa mua bán người; có sự phân hóa chính sách phù hợp với từng đối tượng nạn nhân; bổ sung chính sách hỗ trợ nạn nhân mua bảo hiểm y tế, chính sách tín dụng.

24.06.08.XV7.Sang08.Tin.ThaoLuanTo7.JPG
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phát biểu kết thúc buổi thảo luận tổ.

Đối với dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, đồng chí Trưởng đoàn và các đại biểu Đoàn Hà Tĩnh đề nghị cần hoàn thiện các quy định liên quan đến người làm công tác xã hội; thiết kế chính sách xử lý theo hướng tiếp cận chuyên biệt, từ đó thiết lập các nguyên tắc xử lý, chế định hình phạt, thủ tục tố tụng, thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng phù hợp với đặc điểm của người chưa thành niên.

Chủ đề Họp Quốc hội

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast