Từ 1/6, sẽ áp giá trần viện phí mới đối với người không có thẻ BHYT đi khám bệnh

Từ ngày 1/6 tới đây, các cơ sở y tế sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới bao gồm hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế

tu 1 6 se ap gia tran vien phi moi doi voi nguoi khong co the bhyt di kham benh

Giá viện phí của người không có thẻ BHYT sẽ được tính theo khung giá mới từ ngày 1/6 tới đây

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT Quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong các cơ sở KCB của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp.

Thông tư này điều chỉnh giá viện phí với những người chưa tham gia bảo BHYT, hoặc có thẻ nhưng đi KCB hoặc sử dụng các dịch vụ không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT (không bao gồm đi khám tại các khoa khám tự nguyện, theo yêu cầu).

Thông tư này áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập, người bệnh chưa tham gia BHYT, người có thẻ BHYT nhưng khi KCB hoặc sử dụng các dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT.

Theo đó, mức tối đa khung giá dịch vụ KCB gồm: chi phí trực tiếp như thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện các dịch vụ KCB, chi phí về điện nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ dụng cụ…; chi phí tiền lương gồm: tiền lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật…

Theo đó, từ ngày 1/6 tới đây, các cơ sở y tế sẽ chính thức áp dụng giá dịch vụ y tế mới bao gồm hơn 1.900 dịch vụ y tế, bao gồm: Mức giá tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh kiểm tra sức khoẻ; dịch vụ ngày giường điều trị; dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm…

Ví dụ, khi đi khám tại bệnh viện hạng đặc biệt, người bệnh sẽ phải đóng 39.000 đồng cho một lần khám, tại bệnh viện hạng 2 là 35.000, hạng 3 là 31.000 đồng; hạng 4 và trạm y tế xã: 29.000 đồng. Một số thủ thuật, phẫu thuật cũng được điều chỉnh tăng giá khoảng 20- 30% so với mức giá hiện hành.

Bên cạnh đó, thông tư này cũng bổ sung giá của 35 dịch vụ chưa được BHYT chi trả dịch vụ thẩm mỹ, thay răng giả, trợ thính, điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ...

Cơ quan có thẩm quyền (Bộ Y tế, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh…) quyết định mức giá cụ thể nhưng không được vượt quá mức giá tối đa khung giá của thông tư này. Mức giá này gồm các chi phí trực tiếp (thuốc men, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao…); chi phí tiền lương.

Giá ngày giường được tính mỗi người trên một giường, nằm ghép hai chỉ được thu tối đa 50%, nằm ghép từ 3 trở lên chỉ được thu tối đa 30%. Trường hợp nằm trên băng ca, giường gấp tạm thời áp dụng mức giá ngày giường cho nằm ghép 2.

Thời gian thực hiện tại các cơ sở KCB do cơ quan có thẩm quyền quyết định

tu 1 6 se ap gia tran vien phi moi doi voi nguoi khong co the bhyt di kham benh

Bảng giá dịch vụ y tế mới áp dụng từ ngày 1/6/2017

Ngoài ra, thông tư này cũng bổ sung giá của 35 dịch vụ chưa được BHYT chi trả như: dịch vụ thẩm mỹ, thay răng giả, trợ thính, điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ... Với những dịch vụ này, người có thẻ BHYT vẫn áp giá như người không có thẻ BHYT bởi các dịch vụ này chưa được Quỹ BHYT chi trả.

Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này để tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ, nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT. Hiện nay theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số người tham gia BHYT đạt 82% dân số, như vậy vẫn còn 18% dân số chưa tham gia BHYT. Thực tế cho thấy đã có nhiều gia đình người bệnh chưa tham gia BHYT nên khi mắc bệnh trọng đã trờ thành khó khăn trong quá trình điều trị, nhiều người đã phải cầm cố cả tài sản, qua đó mới thấm thía giá trị của chiếc thẻ BHYT để tham gia BHYT.

Thông tư này không áp dụng đối với các dịch vụ KCB trong các trường hợp sau: Đơn vị góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở KCB công lập và thực hiện giá dịch vụ theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy; Cơ sở KCB hoạt động theo mô hình doanh nghiệp do đơn vị sự nghiệp công vay vốn để đầu tư, hợp tác đầu tư theo Nghị quyết của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế; Cơ sở KCB đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Theo SKĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.