Vắc xin sởi-rubella do Việt Nam sản xuất sắp đưa vào tiêm chủng mở rộng

Từ năm 2018, vắc xin phối hợp sởi-rubella do Việt Nam tự sản xuất dưới sự hỗ trợ của Nhật Bản sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

vac xin soi rubella do viet nam san xuat sap dua vao tiem chung mo rong

Việt Nam tự sản xuất vắc xin để tiến tới loại trừ bệnh sởi và rubella. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Đó là thông tin do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đưa ra tại Hội thảo cuối kỳ Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phối hợp sởi- Rubella” diễn ra ngày 26/1, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết: Dự án “Tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phối hợp sởi- rubella” của Việt Nam đã được cấp giấy phép lưu hành từ tháng 3/2017, sớm hơn dự kiến 1 năm. Từ năm 2018, vắc xin này sẽ được sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, giúp cho ngành y tế chủ động được nguồn cung cấp vắc xin, giúp Việt Nam có thể triển khai chương trình loại trừ bệnh sởi-rubella.

Theo Bộ Y tế, trước tình hình bệnh rubella đang là một trong những gánh nặng cho ngành y tế và toàn xã hội; từ năm 2014, với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu vắc xin và tiêm chủng (GAVI), Bộ Y tế đã mở một chiến dịch tiêm văc xin phòng sởi và rubella cho toàn bộ trẻ từ 1 đến 14 tuối. Từ năm 2015 vắc xin này đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên nhằm khống chế và tiến tới loại trừ 2 bệnh nguy hiểm này.

Để đáp ứng nhu cầu rất lớn của vắc xin sởi-rubella bằng việc tự túc nguồn vắc xin tự sản xuất trong nước, Bộ Y tế đã đề nghị chính phủ Nhật Bản giúp đỡ thông qua dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lức sản xuất vắc xin phối hợp sởi-rubella” và giao cho POLYVAC là đơn vị thực hiện trong thời gian 5/2013-3/2018.

Dự án cũng hướng tới mục tiêu tự sản xuất vắc xin phối hợp sởi- rubella đạt tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất tốt” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-cGMP) ổn định và hiệu quả.

Theo Tạ Nguyên/Báo Tin tức

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.