Nhân 150 năm ngày sinh Maxim Gorky: Cây bút của những người cùng khổ

Maxim Gorky (1868-1936) là người đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn chương Nga. Ông được xem là nhà văn kiệt xuất của nền văn học nước Nga vào thế kỷ 20. Nhà văn có nhiều năm sống ở nước ngoài, hầu hết ở Capri của Italy và sau đó ông trở về Liên bang Xô viết. Nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh Gorky, nước Nga sẽ tổ chức nhiều sự kiện tôn vinh ông.

Bảo tàng Nghệ thuật Nizhny Novgorod đã tổ chức triển lãm Maxim Gorky. Starting Point, trong đó trưng bày nhiều tác phẩm mô tả chân dung nhà văn và các hình minh họa trong tác phẩm của ông.

Trong khi đó, một nhà xuất bản ở Berlin (Đức) đã phát hành tuyển tập truyện ngắn được Gorky viết trong thời kỳ đầu cầm bút.

Tuổi thơ “dữ dội”

Gorky nổi tiếng nhất với những vở kịch The Lower Depths (1902) và Summerfolk (1904), tác phẩm tự truyện My Childhood (Thời thơ ấu, 1913-1914) và cuốn tiểu thuyết Life Of Klim Samgin (Cuộc đời Klim Samgin, 1927-1936). Nhiều năm trở lại đây, những vở kịch của Gorky như Children Of The Sun (Những đứa con của mặt trời, 1905) - tác phẩm được ông viết khi ngồi tù trong thời gian Cách mạng Nga thất bại - đã trở lại các sân khấu châu Âu và nhiều tác phẩm văn hóa của ông liên tục được tái bản.

Gorky lớn lên trong nghèo khó. Cha ông, một thợ mộc, qua đời do bệnh dịch tả ở tuổi 31. Sau khi cha qua đời, Gorky phải sống trong cảnh nghèo đói và đầy bạo lực của ông nội. Gorky đã sốc khi bị đẩy vào cuộc sống khắc nghiệt ấy. Chứng kiến cảnh những người chú đánh vợ đến chết đã khiến Gorky ám ảnh đến mức nhiều năm sau này ông không thể bước chân vào ngôi nhà thời thơ ấu mỗi khi trở về thăm.

nhan 150 nam ngay sinh maxim gorky cay but cua nhung nguoi cung kho

Marxim Gorky (đứng) cùng Leo Tolstoy và Anton Chekhov

Gorky được lớn lên nhờ sự chăm sóc của bà nội mù chữ và cậu bé tạm thoát được khỏi thế giới bạo lực của gia đình nhờ kho tàng truyện cổ tích vô tận của bà.

Gorky biết đọc nhờ ông nội dạy cho từ cuốn kinh cầu nguyện. Sau này, ông nội chuyển gia đình bần hàn của mình tới ngoại ô và sống giữa những người vô gia cư. Gần 9 tuổi, vào năm 1877, Gorky mới bắt đầu học tiểu học nhưng lên 10 ông đã phải bỏ học do gia đình quá nghèo. Cuộc sống khắc nghiệt ấy đã đeo bám, ám ảnh Gorky suốt đời và ông luôn ý thức được rằng mình không được giáo dục cơ bản.

10 tuổi, Gorky đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng việc thu nhặt giẻ rách, đinh và móng ngựa. Trong năm đó, Gorky chịu nỗi đau mất mẹ và ông phải rời khỏi nhà.

Cây bút của những người ở dưới đáy xã hội

Dọc theo sông Volga, Gorky quan sát những người lao động và người chèo thuyền, chứng kiến cảnh trẻ em hành nghề mại dâm trong các thị trấn. Vậy nên các mô tả về phụ nữ là những gây sốc nhất trong các tác phẩm của Gorky.

Đối diện với những khắc nghiệt của cuộc sống, Gorky tìm thấy niềm vui trong các cuốn sách. Ông đọc bí mật vào ban đêm và đặc biệt thích các tác phẩm của Dickens, nhà văn thực sự yêu quý con người.

Gorky có bước ngoặt lớn khi sống ở Kazan. Ở đây, ông gặp những người phải chịu đựng song luôn tìm cách đấu tranh để thay đổi các điều kiện xã hội. Ông tìm được cảm hứng từ các thành viên của phong trào cách mạng trong những năm 1870.

Mùa Thu năm 1888, Gorky bắt đầu các hành trình của mình, đam mê tìm hiểu về nước Nga và người dân. Sau những chuyến đi ấy, ông bắt đầu viết. Câu chuyện Chelkash, kể về một tên ăn trộm ở bến cảng lập tức đã trở thành một hiện tượng và Gorky được ca ngợi là "tiếng nói của người dân".

Gorky trở thành nhà báo và xuất bản bộ sách gồm 3 tập mang tựa đề Sketches And Stories

(1898-1899). Ông viết với lòng trắc ẩn và đầy lạc quan về những cuộc sống của những con người ở tầng lớp dưới đáy và bị gạt ra ngoài lề của xã hội, bộc lộ sự gian khổ của họ, sự cực nhọc và bị đối xử hung bạo, nhưng cũng thể hiện ánh sáng lương tâm của họ. Những nhân vật mạnh mẽ, đầy màu sắc và được mô tả với cách quan sát kỹ lưỡng của ông góp phần khẳng định cuộc sống và sức mạnh của nhân loại.

Thời gian đầu cầm bút, Gorky đã kết bạn với Chekhov, Tolstoy. Chekhov là người đã khuyến khích ông viết kịch và kết quả là vở kịch nổi tiếng nhất của ông - The Lower Depths - được tung ra vào năm 1902. Đây là một trong những vở kịch được trình diễn trên sân khấu nhiều nhất trong nền văn học thế giới. Phiên bản kịch do Stanislavsky đạo diễn lập tức ăn khách ở châu Âu và Mỹ, trong khi phiên bản do Max Reinhardt đạo diễn đã "đỏ đèn" 500 đêm liên tiếp ở sân khấu Berlin.

Cách viết mang tính hiện thực xã hội là thành tựu văn học của Gorky. Các tác phẩm của ông hiện vẫn được lưu truyền ở các lục địa và góp phần củng cố tâm thức vô sản, vẫn tiếp tục là chuẩn mực cho các nhà văn xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới.

Theo Armin Knigge, giáo sư danh dự về ngữ văn hệ Slavo thuộc Trường Đại học Kiev đồng thời là tác giả cuốn Maksim Gorky: The Literary Works: "Gorky không phải là một cây bút kinh điển như Fyodor Dostoevsky song là một đại diện của văn học thế giới". Gorky đã 5 lần được đề cử giải Nobel Văn học có tác phẩm đã được dịch sang hơn 100 thứ tiếng.

Knigge coi tác phẩm của Gorky (Phòng trưng bày chân dung của người Nga) và nhìn nhận ông là một nhà nhân văn, nhà quan sát thông thái, nghiêm khắc, có thể so sánh với Thomas Mann (nhà văn Đức lớn nhất thế kỷ 20 từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1929 và giải Goethe năm 1949).

Theo Thethaovanhoa.vn

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.